Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tuyết vũ

sos cíu em hn cô giao cho cả lớp là tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết mong mn giúp em ạ ng mai em phải nộp rồi giúp em đi ạ (。•́︿•̀。)😭😭

☆⩸Moon Light⩸2k11☆
10 tháng 10 2022 lúc 21:16

Tham khảo:

I. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
 - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
- Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

II. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.Bệnh sốt xuất huyết do vi rút gây ra với 4 típ gây bệnh, một người có thể mắc nhiều lần do nhiễm các typ vi rút khác nhau.

 
III. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo đặc biệt quần áo cod mùi mồ hôi, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, xô, chậu, giếng nước, hốc cây, hòn non bộ... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa, vỏ sữa chua, máng thoát nước mưa bị tắc...Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

 
IV. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:

Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày.Đau đầu dữ dội ở vùng trán.Đau hốc mắt, đau người, các khớpBuồn nônPhát banXuất huyết: dưới da, chảy máu mũi, ra kinh nguyệt bất thường, xuất huyết tiệu hóa….

 
V. Nguyên nhân tử vong:

Shock do thoát dịch ra khỏi lòng mạch máuXuất huyết nội tạng: tim, não, thận, xuất huyết tiêu hóa…

VI. Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

Đi khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị theo đơn bác sĩ; khám lại theo hẹnTheo dõi và chăm sóc tại cộng đồng:Hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên bằng Paracetamol, lau người bằng nước ấm khi sốt caoUống nhiều nước : dung dịch Oresol, nước trái cây…Ăn  thức ăn lỏng, dễ tiêu: Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin CNằm màn cả ngày và đêm, nghỉ ngơi tại giườngTheo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngàyĐến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau:Mệt mỏi bất thường, nhiệt độ hạ nhanh dưới 36C; da xanh, lạnh và ẩmChảy máu mũi hoặc chảy máu lợi, Có nhiều nốt xuất huyết trên daNôn liên tục hoặc nôn ra máuĐi ngoài phân đenNgủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em)Đau bụngKhát nhiều (khô miệng)Khó thở

 
VII. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất: là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, chum, xô chậu…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Tsumetai Kodoku
10 tháng 10 2022 lúc 21:18

Tham khảo: (Em có thể xem 1 vài ý trong này. Nhưng anh thấy em nên viết theo "khả năng" của mình).

1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :

- Bệnh SXH do virus Đen gơ gây nên. Virus lây truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn.

- Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn, ở những góc tối trong nhà.

- Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Dịch SXH: thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.

- Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đến muộn có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong cao, đặc biệt là trẻ em..

2. Biểu hiện của bệnh:

- Bệnh thường có các dấu hiệu sau:

 + Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 38o C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.

+ Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo:

Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng

3. Cách phòng chống bệnh SXH: Cách tốt nhất để phòng chống SXH là thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngủ màn.

- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…

- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ màn kể cả ban ngày…

- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.

- Thường xuyên cọ, súc rửa những đồ dùng có thể đựng nước… , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp hoặc úp khô không cho muỗi vào đẻ trứng. Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy.

- Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở :

• Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

• Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.

• Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

· Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”


Các câu hỏi tương tự
Tần Khải Dương
Xem chi tiết
Phuongg Anhh
Xem chi tiết
PhanKhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thuỷ
Xem chi tiết
Trần Tấn Lộc
Xem chi tiết
Dương Dương
Xem chi tiết
Meo Ne
Xem chi tiết
Vũ Mạnh Cường
Xem chi tiết
4A1 Nguyen Huong Giang
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
Xem chi tiết