I . MỤC TIÊU BÀI HỌC giúp cho HS
– Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó .
– Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó .
II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi ..
III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2 .Kiểm tra bài cũ (4ph)
– Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ?
– Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ?
3 .Bài mới (35ph)
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
* Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học
? So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi .
(có các môi trường như môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc .
Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất).
? Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển xem hình 27.1.
(Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á – Âu lớn khó gây mưa (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la)
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau
+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ?
(A lượng mưa TB năm 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)
(B lượng mưa TB năm 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 )
(C lượng mưa TB năm 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)
(D lượng mưa TB năm 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7)
+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?
(A biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam)
(B biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc)
(C biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam)
(D biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam)
+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?
(A là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)
(B là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10)
(C là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm)
(D là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít )
+ Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp.
( A với 3 ; B với 2 ; C với 1 ; D với 4 )
* Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau
– Niu York 10% dân số Hoa Kì .
– Tôkiô 27% dân số Nhật .
– Pari 21% dân số Pháp .
Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?
1. Trình bày, giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
a) So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi
- Diện tích lớn nhất: môi trường nhiệt đới. Diện tích gần tương đương là môi trường hoang mạc.
- Diện tích bé nhất: môi trường địa trung hải.
b) Giải thích trường hợp các hoang mạc châu Phi lan ra sát bờ biển
- Ảnh hưởng của dải áp cao cận chí tuyến (cả hai hoang mạc Xa-ha-ra và Na-mip).
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben-ghê-la (đối với hoang mạc Na-mip), dòng biển lạnh Ca-na-ri (đôi với hoang mạc Xa-ha-ra).
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
3. Sắp xếp các biểu đồ A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 (lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi) phù hợp
- Biểu đồ c (kiểu khí hậu xích đạo): vị trí 1 (Li-brơ-vin)
- Biểu đồ B (kiểu khí hậu nhiệt đới bán cầu bắc): vị trí 2 (Ưa-ga-đu-gu)
- Biểu đồ A (kiểu khí hậu nhiệt đới bán cầu nam): vị trí 3 (Lu-bum-ba-si)
- Biểu đồ D (kiểu khí hậu địa trung hâi bán cầu nam): vị trí 4 (Kêp-tao)