|
Địa hình Nam Mĩ |
Địa hình Bắc Mĩ |
Giống |
- Có cấu trúc địa hình chia thành 3 khu vực: miền núi trẻ ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa, miền sơn nguyên và núi già ở phía đông. |
- Có cấu trúc địa hình tương tự như Nam Mĩ. |
Khác |
- Có dãy núi trẻ An-đét ở phía tây cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. - Miền đồng cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn, đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới. - Có sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin được hình thành từ lâu đời. |
- Có hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây, là 1 trong những miền núi lớn trên thế giới. - Miền đồng bằng hình lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài. - Có dãy A-pa-lat ở phía đông, là dãy núi cổ, tương đối thấp, có nhiều than và sắt. |
*Giống: địa hình đều chia làm ba khu vực:
-Phía tây: hệ thống núi cao
-Ở giữa: đồng bằng
-Phía đông: các cao nguyên, sơn nguyên
*Khác:
Địa hình Bắc Mĩ | Địa hình Nam Mĩ | |
Phía tây | Hệ thống Cooc-đi-e thấp hơn, chiếm diện tích lớn hơn (gần 1/2 Bắc Mĩ) | Hệ thống An-đét cao hơn, đồ sộ hơn, chiếm diện tích nhỏ hơn |
Phía đông | Có núi già A-pa-lat | Không có núi già |
Ở giữa | Đồng bằng có dạng lòng máng, cao phía bắc, thấp dần phía nam | Là 1 chuỗi đồng bằng nối tiếp nhau: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa... |
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi