phan tich nhan vat huan cao trong tac pham chu nguoi tu tu cua nguyen tuan
Trong bốn ngăn của tim người,ngăn nào có cơ khỏe nhất?
Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:
A. Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình
B. Sự thách thức của nhân vật trữ tình
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Nhan đề “Người trong bao” mang ý nghĩa biểu tượng cho những con người nào?
A. Hay tự ti và hà tiện quá mức.
B. Hay sợ hãi và sống bạc nhược.
C. Bị mọi người trong tập thể xa lánh.
D. Không thích giao tiếp với bất kì ai.
Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.
Nắng hệt một chảo mật nấu sôi, và những con người bé nhỏ ngụp lặn trong ấy chín nhừ, mặt mày đỏ lựng. Thỉnh thoảng Khờ dừng lại để chờ tôi lúc này hồng hộc thở, bước từng bậc đá bằng đôi chân không biết của ai. Dù nó đã lên xuống núi mười bảy lần trong ngày, gánh nước uống cho chục ngoài hộ dân sống trên ấy. Hỏi Khờ sắp tới nơi chưa, nó kêu xíu nữa. Chữ “xíu” không làm tôi mừng, vì biết mình còn trèo nhiều dốc đá mới chạm chân đỉnh núi trọc bon không cây cối.“Đám đá này mơi mốt trổ bông”, Khờ nói.
Năm Khờ chín tuổi, mẹ dắt nó lên ngọn núi Trời này, bảo ngồi đó đợi đá trổ bông mẹ lên đón. Rồi bà mẹ trẻ xuống núi, biệt dạng. Chị chủ quán nước ngay bên sườn núi vẫn còn nhớ gương mặt cô gái đó, “trẻ măng, đem con đi bỏ mà mặt tỉnh bơ, trửng giỡn với mấy thằng kiếm củi”. Chắc là sớm làm mẹ đơn thân, không mang vác nổi thằng nhỏ khờ căm đặt đâu ngồi đó. Chắc là ngủ quên trên cỏ rồi đẻ Khờ, như những bà mẹ Việt cổ xưa vẫn cấn bầu nhờ uống nước trong gáo dừa, ướm chân vào dấu chân lạ.
Thằng nhỏ từng có cái tên tử tế, nhưng người xóm núi quên mất rồi. Nói cho cùng, làm gì có tên nào hợp với nó, bằng tên Khờ. Trong thân xác thằng con trai sắp ba mươi, là một trí khôn của trẻ con năm bảy tuổi. Thời gian không làm mai một cái niềm tin rồi đá trổ bông, mẹ đón về.
Sống nhờ chén cơm của cư dân triền núi, nhưng Khờ chưa bao giờ làm họ tiếc vì đã nuôi dưỡng mình. Nhờ chi thằng nhỏ cũng làm, và nặng nhọc cỡ nào cũng không than vãn. Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng rêu, che giúp mái nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi hốt thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen kẹt ở trường trong giông gió. Hạn qua nó kiếm củi phơi khô chất đầy miễu hoang, cả xóm xài mút mùa không hết. Mùa khô nào họ cũng uống nước mưa một tay Khờ gánh, từ ngôi chùa gần chân núi Xanh.
Suốt ba chục năm, duy nhất một lần Khờ rời núi chừng tuần lễ. Nó bị sét đánh. Cái đầu trọc của núi mà nó đang chăn giữ, không hiểu sao hay bị sét xuống thăm, đến cây cối không mọc nổi. Bữa đó giông khô, Khờ lom khom gom mớ thuốc nam chùa gửi phơi, thì bị sét quật lăn ra, tóc cháy xém. Câu đầu tiên nó nói khi tỉnh dậy, “đá trổ bông chưa?”
Tới ông trời còn không bứng thằng Khờ ra khỏi mớ đá đó, người núi Xanh nói. Đúng lúc Khờ lại thêm một lượt gánh nữa ngang qua chỗ quán nước tôi ngồi cùng mấy bà trong xóm, nhe răng cười. Ở Khờ không có vẻ gì bơ vơ, dù đang một mình bơi giữa đá và nắng. Ngay khi nó bị che khuất bởi một cua gắt trên đường mòn, cũng để lại cảm giác ấm áp, chắc nịch. Khó giải thích, nhất là nhân vật ấy mang trong mình một câu chuyện mủi lòng.
Hỏi mẹ Khờ có từng quay lại không, người núi Xanh nói biết đâu, giờ nhiều du khách lên đây, mặt mũi ai cũng dáo dác như ai, nhớ sao nổi người phụ nữ mấy chục năm về trước. Thằng nhỏ hay bị du khách ghẹo, họ xưng mẹ nè con, mau về với mẹ. “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu”, Khờ nói. Chỉ một lời dối ầu ơ, nhưng với bộ não ngờ nghệch của Khờ, đã thành một thứ dây trói bền dai, buộc nó mãi trên đỉnh núi. Mẹ Khờ có ở đây, chắc gì lay chuyển được nó, đá chưa nở bông nào.
Dân núi Xanh có lần hối tiếc, khi xúm nhau thuyết phục Khờ, rằng đám đá đó đâu thể trổ bông được, sét đánh quá chừng mà, nhìn thì biết, tới cỏ còn không mọc nổi. Khờ nói luôn, vậy mấy
cục đá hong bị trời đánh thể nào cũng có bông. Từ bữa đó nó leo trèo khắp núi. Lo bông đá đang trổ ở hang hốc nào đó, nơi nó chưa mò tới. Còn cả xóm thì phấp phỏng sợ nó trượt chân.
Mình mà nói núi này đá đực khó ra bông, Khờ sẽ hỏi, vậy núi nào mới có? Tôi hình dung vậy, khi ngó thằng nhỏ vừa gánh xong đôi nước cuối cùng trong ngày, đổ vào cái khạp da bò đặt ngay đỉnh trọc. Nước ấy dành cho du khách uống đỡ khát. Dù họ chỉ dùng rửa mặt, rửa chân, hắt vào người nhau cho vui.
Nắng vẫn xéo xắt, chưa chịu nguội. Tôi quay lại đúng cái chân núi mà vài tiếng đồng hồ trước mình đứng ngán ngẩm vì nắng và hồ Xanh cạn đáy. Nghĩ chắc cũng không cần trèo lên chi, quá biết trên đó có những thứ gì, lại miễu cậu miễu cô, lại những quán xá đu theo vách đá, lại bày bán mấy thứ thần dược từ cỏ cây meo mốc chớ đâu.
Nhưng Khờ xuất hiện, với đôi thùng nước treo đầu gánh, rủ khơi khơi, lên núi chơi, bông đá nay mai sẽ trổ.
(Đá trổ bông, Nguyễn Ngọc Tư, Nguồn: sachhayonline)
* Nguyễn Ngọc Tư: sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.
Câu 1. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? Điểm nhìn chủ yếu của đoạn trích từ ai?
Câu 2. Ai là nhân vật chính? Nêu nội dung tóm tắt và chủ đề của truyện?
Câu 3. Sự kiện nào được nhà văn nhắc tới năm Khờ lên chín tuổi? Tại sao thằng Khờ không rời khỏi núi?
Câu 4. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng rêu, che giúp mái nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi hốt thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen kẹt ở trường trong giông gió. Hạn qua nó kiếm củi phơi khô chất đầy miễu hoang, cả xóm xài mút mùa không hết. Mùa khô nào họ cũng uống nước mưa một tay Khờ gánh, từ ngôi chùa gần chân núi Xanh”? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa nhất từ văn bản
Câu 6. Hình ảnh ''đá trổ bông'' trong nhan đề và trong toàn bộ tác phẩm có thể được hiểu ntn?
Phần II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:
Viết bài văn nghị luận bàn về ý kiến sau: Phải trải qua quá trình học tập ta mới có được kiến thức và khi có kiến thức ta mới có được hạnh phúc và thành công.
Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình - Hồ Xuân Hương)
Vai trò của Phăng - tin trong diễn biến cốt truyện?
Biện pháp tu từ trong đoạn thơ
Tuổi thơ em có một thời
Ứóc mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, lá mầm tỏng cây
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây