Đáp án A
Phổi của chim là một hệ thống ống
khí và không có phế nang.
Đáp án A
Phổi của chim là một hệ thống ống
khí và không có phế nang.
Phổi của loài động vật nào sau đây không có phế nang?
A. Bò.
B. Ếch đồng.
C. Bồ câu.
D. Rắn hổ mang.
Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.
II. Ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.
III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
IV. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.
A. 1.
B.3.
C.4.
D.2.
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở phổi của chim mà không có ở phổi của thú
A. Có bề mặt trao đổi khí rộng
B. Có nhiều phế nang
C. Có các ống khí
D. Có nhiều mao mạch.
Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Chỉ có động vật thuộc lớp thú mới có tim 4 ngăn.
(2) Cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú đều có hệ tuần hoàn kép.
(3) Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là cá, chim, thú.
(4) Một chu kì hoạt động tim gồm có 3 pha.
(5) Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn đã có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
(6) Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ.
(7) Huyết áp ở mao mạch là nhỏ nhất.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Sắp xếp các động vật sau vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ễnh ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lằn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, gà, vẹt.
- Lớp cá :...................................
- Lớp lưỡng cư :...................................
- Lớp bò sát :...................................
- Lớp chim :.................................
- Lớp thú :.....................................
Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt ngô thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... hằng năm.
(2) Ếch, nhái thường có nhiều vào mùa mưa.
(3) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào năm 2002 đã giết chết rất nhiều sinh vật rừng.
(4) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh ở những năm có nhiệt độ môi trường dưới 8°C.
Những kiểu biến động theo chu kì là
A. (1), (2).
B. (1), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ
A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
B. Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng.
C. Sự vận động của các chi.
D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ
Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể theo chu kì?
(1) Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa.
(2) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(3) Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ Gặm nhắm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung ở nước ta.
(4) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng.
(5) Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
(6) Ở đồng rêu phương Bắc, theo chu kì 3-4 năm/lần, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm, đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut (con mồi chủ yếu của cáo)
(7) Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động khoảng 10-12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt.
(8) Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển.
(9) Số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy.
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt ngô thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… hằng năm.
(2) Ếch, nhái thường có nhiều vào mùa mưa.
(3) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào năm 2002 đã giết chết rất nhiều sinh vật rừng.
(4) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh ở những năm có nhiệt độ môi trường dưới 8oC.
Những kiểu biến động theo chu kì là
A. (1), (2).
B. (1), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).