Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Haei

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau : KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu Chấu cất giọng rủ rê: “Bạn Kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn Châu Chấu ạ”.“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu Chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của Châu Chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, Châu Chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Truyện ngụ ngôn hay - Nguồn: https://truyencotichonline.net) Chọn một phương án trả lời cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) và viết câu trả lời (từ câu 9 đến câu 10) Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản “Kiến và Châu Chấu" được kể bằng lời của ai ? A. Lời của nhân vật Kiến B. Lời của Châu Chấu C. Lời của người kể chuyện D. Lời của Kiến và Châu Chấu. Câu 3 (0,5 điểm): Văn bản “ Kiến và Châu chấu” được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 4. (0.5 điểm): Ngôi kể trên tạo nên hiệu quả gì cho câu chuyện? A. Tạo cho câu chuyện tính chân thực B. Tạo cho câu chuyện tính khách quan C. Giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật D.Tạo cho câu chuyện tính khách quan, giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Câu 5 (0.5 điểm): Nhân vật Châu Chấu là hình ảnh đại diện cho kiểu người nào trong cuộc sống ? A.Những người vô lo, lười biếng B. Những người chăm chỉ C. Những người chỉ biết hưởng thụ D. Những người biết lo xa Câu 6 (0.5 điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu chuyện ? A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hoá D. Điệp ngữ Câu 7(0.5 điểm): Thành ngữ nào sau đây liên quan đến nội dung câu chuyện? A. Ba chân bốn cẳng B. Nhìn xa trông rộng B. Học hay, cày biết D. Chia ngọt sẻ bùi Câu 8 (0.5 điểm): Bài học được gửi gắm qua câu chuyện trên là: A. Nên dự trữ nhiều lương thực B. Cần chăm chỉ, chịu khó, siêng năng C. Không nên lo xa D. Ca ngợi tình bạn

Đào Mạnh Hưng
29 tháng 3 lúc 13:35

1B 2C 3B 4D 5B 6C 7B 8B

BÀI NÀY CÔ CHO MK LÀM R BN KO LO NHÉ