Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn An Thanh Thảo

Phần I (6,5 điểm): Đọc kĩ hai câu thơ sau và thực hiện yêu cầu dưới đây:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”        

                 (Quê hương – Tế Hanh)

Câu 1: (1 điểm) Chép tiếp bốn câu thơ để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu trên.

Câu 2: (1 điểm) Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Quê hương có gì đặc biệt? Trong các văn bản em đã học của chương trình Ngữ văn THCS, bài thơ nào cũng được sáng tác trong hoàn cảnh tương tự, cùng khắc họa nỗi nhớ da diết với quê hương của tác giả? (Ghi rõ tên tác phẩm và tác giả)

Câu 3: (1 điểm) Xét theo mục đích nói, các câu thơ trích dẫn ở trên thuộc kiểu câu nào? Tác giả sử dụng kiểu câu đó nhằm mục đích gì?

Câu 4: (3,5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ)

Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 3 2022 lúc 22:19

C1:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

C2:hoàn cảnh sáng tác của tác giả là khi tác giả đang học ở Huế ,rất nhớ nhà và quê hương của mình

+ Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại thể hiện tình yêu , niềm tự hào , lòng thủy chung , gắn bó sâu sắc với quê hương của tác giả rõ ràng hơn bao giờ hết.

- Anh đi anh nhớ quê nhà ( Trần Tuấn Khải)

C4:câu trần thuật

mục đích : gợi tả , kể lại hình ảnh lao động của người dân miền bản 

C4 : có thể tham khảo nha:

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về. Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình. Ôi tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là tình yêu quê hương mộc mạc tha thiết làm sao!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức Phong
Xem chi tiết
Trần Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
Nhật Nam
Xem chi tiết
Bùi Phương Anh
Xem chi tiết
trương viết minh
Xem chi tiết
Thủy Hoàng
Xem chi tiết
Vương Đức Gia Hưng
Xem chi tiết
Hùng Nguyễn Văn
Xem chi tiết