Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
4. Đỗ Thị Ngọc Ánh

Phân biệt các dạng chảy máu? cách sơ cứu cho các dạng chảy máu đó? giúp mình với ah

Nguyễn Thị Ngọc Anh
2 tháng 1 2022 lúc 16:18

Tham khảo
 

Chảy máu tĩnh mạch và động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách xử lí?

   Trả lời:

    + Chảy máu ở tĩnh mạch: chảy chậm, ít. Có thể sơ cứu tại chỗ bằng băng dán hay gạc (nếu vết thương sâu thì nên đến bệnh viện).

    + Chảy máu ở động mạch: chảy mạnh do vận tốc máu trong mạch lớn, chảy thành tia gây nguy hiểm, cần sơ cứu tạm thời và đưa ngay đến bệnh viện.

  - Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garô?

   Trả lời: 

    + Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô:

     • Trước khi đặt garo nên dùng vải quấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹt da phía dưới dây thắt.

     • Khi đặt vòng garo đầu tiên phải chặt nhất sau đó lực thắt giảm dần. Các vòng garo nằm cạnh nhau sao cho ko bị xoắn kẹp, đầu dây garo phải được cố định lại.

     • Trường hợp đặt garo đúng máu nhanh chóng ngừng chảy, chỉ trắng nhợt, phía dưới chỗ đặt garo mạch ko còn đập.

     • Nếu thắt garô quá chặt có thể gây dập nát tổ chức phần mềm, và cũng là nguyên nhân gây liệt chi.

     • Nếu đặt garo ko đủ chặt máu tiếp tục chảy, đồng thời ứ tắc tĩnh mạch (chỉ có thể tím thẫm).

    • Ko được phép để garo lâu quá 1,5 - 2h, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử. Vì vậy khi đặt garo nhất thiết phải ghi giờ vào 1 tờ giấy và đặt tờ giấy vào chỗ đặt garo, cứ 1h nới lỏng garo 1 lần, nới từ từ mỗi lần khoảng 30 giây.

     • Chuyển bệnh nhân tới bệnh viện nhanh nhất có thể.

    + Những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng biện pháp buộc day garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu.

 

  - Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay (chân) phải xử lí thế nào?

   Trả lời:

    + Ở những vị trí khác, biện pháp garô vừa không có hiệu quả cầm máu (Ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng) do buộc garô sẽ không chắc chắn, vừa có thể gây ra nguy hiểm tính mạng (ví dụ: vết thương ở đầu, mặt, cổ). Do não sẽ bị thiếu O2 mà não chỉ cần thiếu O2 khoảng ¾ phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể hồi phục.

    + Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).

    + Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

2. Kĩ năng:

Bảng 19. Các kỹ năng sơ cứu vết thương chảy máu

 
Các kĩ năng được học

Các thao tác

Ghi chú
1. Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch

- Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.

- Sát trùng vết thương bằng cồn.

- Băng kín vết thương (có thể dùng băng dán với vết thương nhỏ và gạc với vết thương lớn).

Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.
2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch

- Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

- Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

- Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.



CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN CÓ VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU | Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lạng  Sơn

Lihnn_xj
2 tháng 1 2022 lúc 16:19

Tham khảo:

* Phân loại các dạng chảy máu:

-Chảy máu mao mạch : Lượng máu chảy ít, máu đỏ tươi, vết thương tự lành sau một thời gian ngắn

-Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ : Máu chảy rỉ rỉ, không thành tia, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các mạch tổn thương lại, máu đỏ xẫm. Còn đối vơi tĩnh mạch lớn : vẫn gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm đến tính mạng

-Chảy máu động mạch : Máu chảy vọt thành tia hoặc chảy ra từ miệng vết thương như mạch nước phun từ đáy giếng lên, máu đỏ tươi, lượng máu có thể vừa lơn tùy theo động mạch bị tổn thương

Băng ép

Dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.

Ấn động mạch

Dùng ngón tay ấn, đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.

Gấp chi

Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, những biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.

Băng đút nút

Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

Đặt ga rô

Là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần thiết đặt ga rô: vết thương cụt chi, chi bị đứt gần lìa, chi bị dập nát quá nhiều, khi bị rắn độc cắn…


Các câu hỏi tương tự
Trân Quế
Xem chi tiết
43,anh tuấn 8/2
Xem chi tiết
Trân Quế
Xem chi tiết
vinh tran
Xem chi tiết
Trần Mạnh Thông
Xem chi tiết
Tuyết Ly
Xem chi tiết
Sao Băng
Xem chi tiết
Horny Diệp
Xem chi tiết
Việt Anh
Xem chi tiết