Oxi hoá hoàn toàn 0,135 g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH, thì thấy khối lượng bình 1 tăng lên 0,117 g, bình 2 tăng thêm 0,396 g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 1,35 g hợp chất A với CuO thì thu được 112 ml (đktc) khí nitơ. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong phân tử chất A
TN1: \(n_{H_2O}=\dfrac{0,117}{18}=0,0065\left(mol\right)\)
\(n_{CO_2}=\dfrac{0,396}{44}=0,009\left(mol\right)\)
Bảo toàn C: nC = 0,009 (mol)
Bảo toàn H: nH = 0,013 (mol)
TN2:\(n_{N_2}=\dfrac{0,112}{22,4}=0,005\left(mol\right)\)
Bảo toàn N: nN = 0,01 (mol)
=> Trong 1,35g A chứa 0,01 mol N
=> Trong 0,135g A chứa 0,001 mol N
=> \(n_O=\dfrac{0,135-12.0,009-1.0,013-0,001.14}{16}=0\left(mol\right)\)
Có: nC : nH : nO = 0,009 : 0,013 : 0,001 = 9:13:1
=> CTHH: (C9H13N)n
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%m_C=\dfrac{12.9n}{135n}.100\%=80\%\\\%m_H=\dfrac{13n}{135n}.100\%=9,63\%\\\%m_N=\dfrac{14n}{135n}.100\%=10,37\%\end{matrix}\right.\)