Câu 1. Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tượng vật lí hay hóa học?
a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng
b) Sự tạo thành chất bột xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh.
c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đe
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng thành chất bột màu nâu.
b. Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.
Hãy điền từ vật lý hay hóa học vào chỗ trống trong câu sau đây sao cho hợp lý :
Để sản xuất xi măng người ta tiến hành nghiền mịn đá vôi, đất sét, cát ( S i O 2 ) và một số ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc ướt, được gọi là hiện tượng ….. Sau đó nung hỗn hợp trong lò quay ở nhiệt độ 1400 đến 1600 ° C thu được hỗn hợp màu xám gọi là clanhke, gọi là hiện tượng …..
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 g bột sắt và 30 gam bột lưu huỳnh thu được 46 g chất sắt (II) sunfua FeS màu xám biết rằng để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Cho các từ : vật lý, hóa học. hãy điền các từ trên vào chỗ trống sao cho hợp lý nhất:
Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,3% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu, người ta lấy nhiên liệu đem nghiền nhỏ gọi là hiện tượng ….., rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit. Sau đó dẫn khí vào dụng dịch nước vôi trong thu được kết tủa trắng gọi là hiện tượng …..
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích.
a. Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục.
b. Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét.
c. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa.
d. Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ.
e. Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu.
f. Đốt cháy khí hiđro trong khí oxi thu được nước.
g. Nước lỏng hoá rắn ở nhiêt độ thấp.
h. Đun quá lửa, mở sẽ khét.
i. Muối ăn hòa tan vào nước được dd muối ăn.
k. Mực tan vào nước.
l. Thức ăn để lâu thường bị chua.
m. Cốc thủy tinh vỡ thành mãnh nhỏ.
p. Khi mưa giông thường có sấm sét.
q. Hiện tượng ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo thành ngọn lửa màu vàng.
r. Sa mạc hóa là hiện tượng từ đất đai màu mỡ thành đất khô cằn.
t. Vào mùa thu, nhiều loại lá xanh chuyển sang màu vàng và rụng xuống.
12. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học ?
A. Đun sôi nước thành hơi nước. B. Trộn đều bột sắt và bột lưu huỳnh.
C. Sự tạo thành một lớp gỉ trên khung cửa sắt. D. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch trong suốt.
13. Bản chất của phản ứng hóa học là
A. sự biến đổi chất này thành chất khác. B. sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử.
C. sự thay đổi trạng thái, màu sắc, mùi, vị của chất. D. sự thay đổi về số lượng phân tử.
14. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam than bằng khí oxi, thu được 8,8 gam khí cacbonic. Vậy khối lượng khí oxi đã phản ứng là
A. 6,4 gam B. 11,2 gam C. 16 gam D. 32 gam.
15. Hóa trị của Fe trong Fe(OH)2 và Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. II và III B. III và II C. II và I D. II và IV