38 nguyễn phi vũ

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.

        (Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài,  NXB Hội Nhà văn, 2012)

1. Xác định phép tu từ nổi bật của đoạn trích. (1,0 điểm)

2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau: Con đã quên cả lời mẹ dặn.” (1,0 điểm)

3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (2,0 điểm)

4. Vì sao có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại? Hãy trả lời thật ngắn gọn. (1.0 điểm)

minh nguyet
15 tháng 3 2022 lúc 9:56

1. Phép tu từ nổi bật: Nhân hóa

2. Cụm ĐT: ''Con đã quên''. 

3. Tính cách: Hung hăng, hiếu thắng và ngông nghênh. Giống với tính cách của Dế Mèn.

4. Có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại vì có cốt truyện, nhân vật...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phúc Gia Bảo
Xem chi tiết
Lê Quốc Cường
Xem chi tiết
An.Nhi_2k❀
Xem chi tiết
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Truyện Hay
Xem chi tiết
Tuấn Anh
Xem chi tiết
Truyện Hay
Xem chi tiết
Truyện Hay
Xem chi tiết
Le Anh Tuan
Xem chi tiết