Thể hiện sức mạnh , lý tưởng, quan niệm của người xưa về 1 người anh hùng sẵn sàng đứng lên chống lại những thế lực tà ác bảo vệ dân lành
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Ngày xưa có một đôi vợ chồng nghèo nhưng rất tốt bụng, có điều họ sau bao năm vẫn mãi không có con, thương tình đôi vợ chồng nên Ngọc Hoàng đã phái con trai xuống đầu thai làm con của họ, thế rồi họ có con trai, tên là Thạch Sanh. Về sau hai vợ chồng họ mất sớm, chỉ còn lại Thạch Sanh kiếm sống bằng nghề kiếm củi.
Có một người hàng rượu tên là Lí Thông ở cùng với mẹ, hắn vờ kết nghĩa với Thạch Sanh với mục đích xấu. Đến năm Lí Thông phải nộp mạng cho chằn tinh thì Lý Thông đã lưa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Tuy nhiên với tài nghệ và sức khỏe của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, thấy vậy Lý Thông lại dụ dỗ Thạch Sanh trốn đi còn hắn mang đầu chằn tinh đi lãnh thưởng, được phong làm chức Quận Công. Rồi khi công chúa đến tuổi cập kê nhưng lại bị đại bàng khổng lồ bắt đi, Thạch Sanh thấy vậy liền giương cung bắn đại bàng bị thương rồi lần theo đến nơi đại bàng giấu công chúa.
Tóm tắt truyện Thạch Sanh và nêu ý nghĩa của câu chuyện Thạch Sanh
Phần nhà vua đã ra lệnh cho Lý Thông phải giải cứu công chúa và hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai cứu được ông chúa. Lần này, Lý Thông lại tìm đến Thạch Sanh, khi Thạch Sanh cứu được công chúa, Lý Thông băng cướp công chúa rồi nhốt Thạch Sanh dưới hang. Khi bị nhốt trong hang động Thạch Sanh đã giải cứu được con vua Thủy Tề nên được mời xuống thủy cung, vua Thủy Tề tặng thưởng nhưng chàng chỉ xin duy nhất một cây đàn. Công chúa từ khi được giải cứu về lại không nói không rằng, đổ bệnh khiến cho vua cha rất lo lắng.
Hồn chằn tinh và đại bàng căm tức nên đã hãm hại Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt trong ngục. Khi đó chàng liền lấy cây đàn ra gẩy thì công chúa nghe được liền hết bệnh, vua cho mời Thạch Sanh đến và tại đây Thạch Sanh đã trình bày lại những câu chuyện đã xảy ra. Vua nghe rất tức giận và ra lệnh xử chém hai mẹ con Lý Thông, nhưng Thạch Sanh đã tha cho họ, tuy nhiên trên đường về quê thì hai mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh thành con bọ hung. Sau đó Thạch Sanh lấy được công chúa, các nước chư hầu xung quanh tức giận đem quân sang đánh nhưng đã bị Thạch Sanh dùng tiếng đàn làm cho quân dịch đầu hàng. Chàng còn dùng niêu cơm chiêu đãi quân địch khiến họ phải tán phục và rút lui, cuối cùng Thạch Sanh đã được vua cha truyền ngôi.
Truyện Thạch sanh có nhiều những chi tiết tưởng tượng kì ảo đặc trưng của truyện cổ tích, đã góp phần tô đậm hình tượng Thạch Sanh có lòng dũng cảm phi thường và sẵn sàng quên thân vì người khác. Qua truyện, tác giả dân gian muốn khẳng định một chân lí không bao giờ thay đổi đó là “Ở hiền gặp lành”. Người tốt việc tốt sẽ được giúp đỡ và đền đáp xứng đáng, còn những kẻ tham lam, ích kỉ và lợi dụng lòng tin của người khác thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu hậu quả. Từ đó khuyên nhủ và nhắc nhở chúng ta phải sống hiền lành, nhân hậu, cố gắng giúp đỡ mọi người, không nên quá tham lam, độc ác và dối trá. Đồng thời truyện cũng đã thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng, ý nguyện của nhân dân về một người lí tưởng mang đầy đủ tài năng và phẩm chất tốt đẹp, phi thường.