Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ẩn danh

Nêu suy nghĩ của em về ý kiến bài thơ ông đồ thể hiện tình thương người và niềm hoài cổ. viết bài văn giúp ạ

Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 6 lúc 17:56

Thơ ca là lối đi diệu đẹp nghệ thuật của cả đời người thi sĩ. Bài thơ "Ông đồ" là một minh chứng điển hình cho điều đó. Và có ý kiến cho rằng: bài thơ "Ông đồ" thể hiện sâu sắc lòng thương người và niềm hoài cổ.

 

Chiêm nghiệm cả bài thơ, ta nhận ra lòng thương người mà tác giả thể hiện rất nhẹ nhàng và mang một vẻ gì đó niềm hoài cổ như nhận định:

 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

 

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

 

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

 

Ấy thế ta thấy ngay một hình ảnh gợi sự buồn bã gần như vô tận, sau những năm được tấm tắc ngợi khen tài thì giờ đây lại đến "mỗi năm mỗi vắng" cho thấy sự thưa thớt dần những người vây quanh xin chữ. Tiếp đến là hình ảnh "giấy đỏ buồn không thắm" gợi cho ta một sự song song giữa ẩn dụ và nhân hóa tài tình, tác giả mượn hình ảnh thân thuộc với ông đồ để nói đến tâm trạng của ông rồi cũng lại dùng sắc thắm của giấy đỏ để nói đến những ảo não sầu buồn trong lòng ông; bên cạnh đó là hình ảnh: "mực đọng trong nghiên sầu..." lại tiếp tục gợi nên những trăn trở trong lòng ông đồ cũng lại vừa nói đến tình cảnh của ông trong lúc này. Chắc chắn, không ai có thể không cảm thấy thương xót cho ông đồ khi đọc những dòng thơ đẹp đẽ đong đầy tình thương người như vậy. Bởi thế, ta mới càng thấm thía cái tài của nhà thơ Vũ Đình Liên: gợi nhưng người đọc thấu như đang tả, điệu nghệ một cách sắc bén đến đỉnh cao. Rồi theo dòng chảy cảm xúc, như sang một hành động thương khác "Ông đồ vẫn ngồi đấy" trong hoàn cảnh đông người trên phố chẳng ai thèm đoái hoài đến. Từ đây, nét hoài cổ mới hiện lên:

 

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Một khoảng khắc giao mùa khi đang xuân, cảnh vật vẫn còn sự vương lại của mùa đông: hiện thể một hình ảnh heo hắt cô đơn của ông đồ, bởi vắng bóng người thì lá vàng mới có thể rơi trên giấy chứ. Rồi thời tiết ngoài trời kia: mưa bụi bay càng làm lạnh tấm lòng và đong vào đấy nỗi buồn cô ngày một nhiều cho ông đồ. Từ đó, ta thấy một bức tranh hoài cổ: hoài niệm - trong khoảng khắc lá rơi ông hoài niệm đến cảnh ngày xưa ấy người người vây quanh khen ngợi những nét chữ rồng múa phượng bay của mình giờ đây thì chẳng có ai, cổ xưa - ẩn đến một sự thật rằng người ta đã xem ông đồ là người làm việc xin chữ của thời xưa còn ngày nay thì người ta không còn cần nữa. Hơn thế, không chỉ có cảm xúc cô đơn sầu buồn - không được ai ngó ngàng tới mà với ông đồ hay còn là với suy nghĩ nhà thơ thì còn có cảm xúc hoài nhớ mông lung về lớp người mải mê chạy theo cái phát triển của thời đại, sẵn sàng bỏ qua giá trị văn hóa nghệ thuật ngày xưa. Dù hay dù đẹp dù cảm xúc dù gợi hình tuyệt mĩ đến thế, cái niềm hoài cổ thực chất là ở khổ thơ cuối: 

 

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

 

Một từ ngữ, chỉ một từ thôi mà khiến cho người ta thấy ngay sự hoài sự cổ "lại". Đào lại nở rồi đấy, xuân lại về rồi, một năm cũ lại đi qua rồi mà lúc này đây chẳng còn thấy ông đồ nữa. Buồn bã, cô đơn; ông đồ nghĩ rằng mình không còn giá trị gì nữa dù ngồi hay không thì cũng chẳng có ai đến nữa. "Hồn ở đâu bây giờ?" càng gợi lên nét hoài niệm qua tầng nghĩa ẩn dụ: mất đi văn hóa nghệ thuật truyền thống thì còn gì là cái hồn của của đất nước ấy?. Đây cũng là lời cảnh tỉnh dành cho những con người không quý trọng, gìn giữ những vẻ đẹp truyền thống của quê hương mình. 

 

Khép lại, nhận định trên thật đúng thật sâu sắc khi nói về bài thơ "Ông đồ". Qua đó, ta thấm hơn cái ý nghĩa mà nhà thơ muốn truyền tải và cảm nhận rõ hơn lòng thương người, niềm hoài cổ của tác phẩm.

🌸TLam

Nguyễn Vân Khánh
5 tháng 6 lúc 15:44

khó nhai ghê =) để nghĩ đã


Các câu hỏi tương tự
Lam Hiên Vũ
Xem chi tiết
Lê thị phương loan
Xem chi tiết
_Lương Linh_
Xem chi tiết
Co_be_hat_tieu 3101
Xem chi tiết
khanh hoàng
Xem chi tiết
Linhh
Xem chi tiết
đỗ mỹ duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Phương Nhàn
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Julie
Xem chi tiết