Hành trình tri thức tựa như một khu vườn, nơi mỗi người có quyền tự do gieo trồng và chăm bón cho những khát vọng của riêng mình. Có người vun xới để thu hoạch những bông hoa điểm mười rực rỡ, biểu tượng cho sự công nhận và thành tích nhất thời. Nhưng liệu vẻ đẹp hào nhoáng ấy có thực sự bền vững hay chăng ? Hay ta nên hướng đến việc nuôi dưỡng những đóa cúc chân phương, âm thầm tích lũy hiểu biết sâu sắc, để rồi hương thơm tri thức lan tỏa, thấm nhuần vào từng trải nghiệm sống?
Có câu ngạn ngữ xưa đã dạy" Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi" . Ngày ấy , em đã từng nghe câu : "Học vấn như ngọn đèn trong đêm tối,".Nhưng ...liệu ánh sáng ấy có ý nghĩa gì nếu ta chỉ chú trọng vào việc đánh bóng vỏ ngoài của chiếc đèn mà quên đi việc cung cấp nhiên liệu để nó thực sự soi đường?
Nếu phải lựa chọn, em xin phép nghiêng về con đường học để thấu hiểu cặn kẽ. Điểm số cao có thể mở ra những cánh cửa nhất định, nhưng sự hiểu biết thực chất mới là chiếc chìa khóa vạn năng, giúp ta tự tin bước vào đời và giải quyết mọi thử thách. Hoa hồng dù kiêu sa đến mấy đi chăng nữa cũng có thể tàn phai kia mà , nhưng vẻ đẹp giản dị và sức sống bền bỉ của hoa cúc mới là điều đáng trân trọng. Học không chỉ là thu và nhận kiến thức một cách thụ động, mà còn là quá trình tư duy, phản biện và kết nối những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Phải chăng, chân lý nằm ở việc không ngừng khát khao khám phá, đào sâu bản chất của mọi vấn đề, để tri thức thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong con người mình?
Em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức vì khi hiểu rõ bản chất em sẽ áp dụng được vào nhiều tình huống, nhớ được lâu hơn; điểm số tuy quan trọng nhưng không phản ánh hết thực lực của một người. Mục đích thật sự của việc học không chỉ là đạt được điểm cao trên giấy mà là để trang bị cho bản thân những kĩ năng vững chắc và lâu dài, nắm chắc kiến thức sẽ giúp em rất nhiều về sau này. Em tin rằng nếu mình làm chủ được kiến thức thì điểm số cũng sẽ tiến bộ theo cách tự nhiên và bền vững hơn
Mình nêu quan điểm của mình nha! Là mình đã chọn cả 2 cách học này!
Nếu như mà nói học để hiểu kiến thức thì mình nghĩ đây phần lớn đều là nói dối lòng mình. Ở chương trình giáo dục nào, đôi khi bạn gặp rất nhiều bài tập và nhiều môn thi khác nhau trong cùng lúc chắc hẳn bạn sẽ không có nhiều thời gian ôn tập và học theo kiểu thuộc vẹt lấy điểm cao là chủ yếu...
Thực ra, môn học nào cũng quan trọng nhưng mình sẽ dành một khoảng thời gian lớn hơn cho các môn thi đại học, mình tìm tòi và tập trung hiểu sâu bản chất kiến thức, còn những môn không có trong chương trình thi đại học mình sẽ chỉ ôn kiến thức cơ bản trên lớp và thi đủ 8.0 để đạt HSG
Các bạn có như mình không, những môn nào mình học dễ hiểu nhất, yêu thích nhất thì mình sẽ chú tâm và tiếp thu kiến thức sâu hơn ấy :v. Tóm lại, mình không phủ nhận việc học chỉ lấy điểm cao là không tốt nhưng thực tế đôi khi chúng ta vẫn học chỉ vì điểm! (do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan)
Mình khuyên các bạn nên phân bổ thời gian hợp lí để tránh tình trạng như vậy. Mình nghĩ khi dành thời gian nhiều cho các môn học, đọc kĩ SGK, xem việc đọc sgk như đọc truyện sẽ giúp mình hiểu sâu bản chất. Bởi vì, từ khi học kĩ sgk mình từ người học kém đã thường xuyên đạt điểm cao hơn(thật ra là như ý thui) mặc dù câu hỏi xoắn và thay đổi khác đi so với các dạng hay làm.
Chúc mn buổi tối vui vẻ!!!
Em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức vì em tin rằng đó là nền tảng vững chắc cho tương lai. Khi hiểu rõ bài học, em có thể vận dụng linh hoạt vào thực tế và phát triển tư duy logic tốt hơn. Học chỉ để đạt điểm cao dễ dẫn đến học vẹt, học đối phó và nhanh chóng quên đi sau kỳ thi. Ngược lại, việc học để hiểu giúp em nhớ lâu, tự tin hơn và chủ động hơn trong quá trình học tập. Kiến thức mới là điều theo em suốt cuộc đời, chứ không phải những điểm số tạm thời. Và em tin rằng nếu học chắc, điểm cao cũng sẽ tự nhiên đến.
Để chọn thì em sẽ chọn hiểu rõ kiến thức. Vì tương lai không chỉ dựa vào điểm số mà còn dựa vào kiến thức và kĩ năng, khi hiểu rõ kiến thức thì có thể áp dụng linh hoạt vào cuộc sống đời thường. Mục đích để mọi người học không chỉ vì những điểm số trên giấy mà còn vì những kiến thức vô cùng quan trọng để có thể giúp bản thân nắm được những kĩ năng trong đời thường. Em thấy rằng quan trọng không chỉ nằm ở điểm số mà còn nằm ở kiến thức, và khi có kiến thức thì điểm cao cũng rất dễ dàng!
Nếu phải lựa chọn giữa việc học để đạt điểm cao và học để hiểu rõ kiến thức, em sẽ không ngần ngại chọn học để hiểu rõ kiến thức. Bởi lẽ, điểm số chỉ phản ánh một phần nhỏ kết quả học tập, còn hiểu bài mới là nền tảng thật sự giúp em tiến xa trên con đường học vấn. Khi em học để hiểu, em không chỉ nhớ bài lâu hơn mà còn có thể vận dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau, kể cả trong các kỳ thi hay trong cuộc sống. Việc hiểu rõ kiến thức cũng giúp em chủ động hơn trong học tập, tự tìm tòi, khám phá và phát triển tư duy một cách toàn diện. Ngược lại, nếu chỉ học để lấy điểm cao, em có thể rơi vào tình trạng học vẹt, học đối phó, khiến kiến thức trở nên mơ hồ, thậm chí dễ dàng quên sau mỗi kỳ thi. Quan trọng hơn cả, hiểu bài khiến em cảm thấy việc học trở nên thú vị và có ý nghĩa, giúp em nuôi dưỡng niềm say mê và tinh thần học tập suốt đời. Chính vì vậy, học để hiểu không chỉ là lựa chọn đúng đắn trước mắt, mà còn là hành trang vững chắc cho tương lai của em.
Em chọn cả 2 vì: Học để hiểu rõ kiến thức thực sự cần thiết của mỗi người chúng ta, trong đó, những kì thi quan trọng cũng tạo cho chúng ta được thể hiện chính mình! Nên học còn để hiểu kiến thức và còn để đạt điểm cao!
Nếu phải chọn giữa việc học để đạt điểm cao và học để hiểu rõ kiến thức, em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức. Khi hiểu bài thật sự, em có thể làm được nhiều dạng bài khác nhau, dù đề thi có thay đổi ra sao. Ngược lại, nếu chỉ học để đạt điểm cao, em có thể chỉ học thuộc lòng mà không thật sự hiểu, đến khi gặp bài khó thì dễ bị lúng túng. Việc hiểu kiến thức giúp em không chỉ học tốt trong hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc học sau này. Hơn nữa, khi đã hiểu bài kỹ, em sẽ làm bài tự tin hơn và điểm cao cũng sẽ đến một cách tự nhiên. Tuy vậy, trong những kỳ thi quan trọng, em nghĩ nên kết hợp cả hai: vừa học để hiểu, vừa ôn tập hiệu quả để đạt điểm cao. Như vậy mới thật sự giỏi và thành công lâu dài.
em sẽ chọn phương án học để lấy kiến thức vì kiến thức sẽ đi theo mình suốt quãng đời còn lại, điểm số phản ánh học lực nhưng không thể nói lên hết mọi thứ
Em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức, vì khi hiểu sâu thì điểm cao sẽ là kết quả tất yếu, còn chỉ học để lấy điểm thì kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên và không có giá trị lâu dài.Khi thật sự hiểu bài, em có thể áp dụng kiến thức vào thực tế, giải quyết vấn đề linh hoạt và sáng tạo hơn. Việc học như vậy không chỉ giúp em đạt điểm cao một cách tự nhiên mà còn tạo sự tự tin, hứng thú trong học tập. Ngược lại, nếu chỉ học để đạt điểm cao mà không hiểu rõ bản chất, kiến thức sẽ dễ bị quên và không có ích nhiều sau này. Vì vậy, hiểu sâu và vững chắc luôn là lựa chọn tốt hơn.
Nếu phải chọn giữa việc học để đạt điểm cao và học để hiểu rõ kiến thức, em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức.
Lý do là vì điểm số chỉ phản ánh một phần khả năng học tập trong một thời điểm nhất định, còn kiến thức thật sự sẽ theo em suốt cả cuộc đời. Khi em hiểu rõ kiến thức, em có thể áp dụng nó vào thực tế, giải quyết vấn đề tốt hơn và tiếp thu những điều mới nhanh hơn. Ngoài ra, việc hiểu sâu còn giúp em học tập chủ động và sáng tạo, thay vì chỉ ghi nhớ máy móc để thi cử.
Tuy nhiên, em cũng không phủ nhận vai trò của điểm số. Đó là cách đánh giá cần thiết trong môi trường học tập hiện nay. Nhưng nếu chỉ học để đạt điểm cao mà không hiểu bản chất vấn đề, thì điểm số đó sẽ không mang nhiều giá trị lâu dài.
Vì vậy, em chọn học để hiểu rõ kiến thức, vì đó mới là nền tảng thật sự cho sự phát triển bền vững và thành công trong tương lai.
Theo mình thì mình chọn là "Học để hiểu rõ kiến thức". Bởi lẽ kiến thức là nền tảng thiết yếu và bền vững của mỗi con người. Không có kiến thức không hiểu kiến thức cũng không thể áp dụng được, giả xử lâm phải tình huống khó khăn, hay ngàn cần treo sợi tóc thì mình có thể dùng kiến thức để ứng phó. Mà còn nữa nếu không hiểu rõ kiến thức thì mình nghĩ thi cũng sẽ không được điểm cao đâu ( trừ mấy bạn quay cọp (coppy) í ). Nói chung quan điểm của mình là điểm số không quan trọng quan trọng là mình có sửa dụng tối đa hóa được kiến thức đã học không. Còn học để được điểm cao thì phân làm 2 luồng: 1 là học vẹt( kiểu học cho có để thi xong vứt 1 xó ). 2. Là trong quá trình học nắm bắt được nội dung ý nghĩa bài học và hiểu rõ được kiến thức đã học ( giống với sự lựa chọn của mình ở câu trên )
Đây chỉ là quan điểm của mình có thể mình không hiểu rõ đề hoặc không phù hợp với mọi người v.v. Mong mọi người không toxic mình.
Em chọn học để hiểu rõ kiến thức vì hiểu sâu mới giúp áp dụng lâu dài và thành công bền vững.
Nếu phải chọn giữa việc học để đạt điểm cao và học để hiểu rõ kiến thức, em sẽ chọn học để hiểu rõ kiến thức. Dưới đây là những lý do:
- Nền tảng vững chắc: Hiểu rõ kiến thức tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tập và phát triển sau này. Khi nắm vững bản chất của vấn đề, em có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức nâng cao hơn và áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau. Việc học chỉ để đạt điểm cao thường mang tính chất đối phó, kiến thức dễ bị quên lãng sau khi thi.
- Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề: Khi thực sự hiểu kiến thức, em sẽ phát triển khả năng tư duy phản biện, phân tích và tổng hợp thông tin. Điều này giúp em không chỉ giải quyết tốt các bài tập trong sách vở mà còn có thể ứng phó linh hoạt với các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Học thuộc lòng để đạt điểm cao thường không rèn luyện được những kỹ năng này.
- Hứng thú và đam mê học tập: Việc hiểu rõ kiến thức thường mang lại sự hứng thú và niềm vui trong học tập. Khi thấy được sự liên kết giữa các khái niệm và ứng dụng của chúng, em sẽ cảm thấy việc học có ý nghĩa hơn và có động lực để khám phá sâu hơn. Học chỉ vì điểm số dễ gây ra cảm giác nhàm chán và áp lực.
- Giá trị lâu dài: Kiến thức thực sự hiểu sẽ theo em suốt cuộc đời và trở thành một phần tài sản trí tuệ quý giá. Nó giúp em tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Điểm số chỉ là một thước đo tạm thời và có thể không phản ánh đúng năng lực thực sự của một người.
- Kết quả học tập bền vững: Mặc dù việc học để hiểu có thể không mang lại điểm số cao ngay lập tức so với việc học tủ hay học mẹo, nhưng về lâu dài, sự hiểu biết sâu sắc sẽ giúp em đạt được kết quả học tập tốt hơn một cách bền vững. Khi đã nắm vững kiến thức, em sẽ tự tin hơn khi đối mặt với các kỳ thi và có khả năng đạt điểm cao một cách tự nhiên.
`=>` Em chọn học để hiểu rõ kiến thức vì nó tạo nền tảng vững chắc, giúp em ứng dụng linh hoạt và có giá trị lâu dài hơn so với điểm số nhất thời. Hiểu biết thực sự cũng mang lại hứng thú học tập và giúp em đạt điểm cao một cách bền vững.