Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tút tút

nêu cảm nhận về quê hương Thọ xuân, Thanh Hóa

tút tút
10 tháng 2 2022 lúc 21:56

nhanh nhanh giúp mk vs

 

Đỗ Tuệ Lâm
10 tháng 2 2022 lúc 21:58

Mỗi người sinh ra đều có trong mình một mảnh đất để thương, để nhớ. Và tôi cũng vậy. Tôi yêu tha thiết quê hương Thanh HÓa. Yêu từng hình ảnh dãy núi, cánh đồng, hàng tre xanh. Quê hương yên bình nơi tôi sinh ra lớn lên có biết bao con người giàu nghĩa tình, thân thiện, tốt bụng. Thanh Hóa, mảnh đất xứ Thanh cho tôi bình yên, cho tôi bao rạo rực, đắm say. Hình ảnh nem chua, hình ảnh Thanh Hóa quê tôi dân dã và thơm ngon, mà độc đáo, ấn tượng. Tôi hiểu mỗi người đều có một quê hương và tự hào về nơi đó. Với tôi, hơn cả quê hương, Thanh Hóa là người tôi yêu da diết, đắm say và mãi mãi tự hào. 

⚚ßé Só¡⁀ᶦᵈᵒᶫ
10 tháng 2 2022 lúc 21:59

Tham khảo:

Nếu cho tôi được chọn nơi để được sinh ra một lần nữa thì đó vẫn là quê hương bây giờ của tôi - mảnh đất mang tên Thanh Hóa.

Tôi yêu quê tôi bằng niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng. Đó là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng, quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã cùng nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước quân Minh xâm lược. Đất nước bị xâm lăng, toàn thể dân tộc Việt Nam, hàng triệu trái tim như một, cháy lên tình yêu mãnh liệt dành cho tổ quốc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở đó cũng có triệu triệu trái tim của những người con mang tên Thanh Hóa. Đó cũng là mảnh đất của tình yêu thương: là căn cứ cách mạng, là quê hương của những người mẹ nuôi bộ đội đã đi vào thơ Tố Hữu:

“…Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm

Thương người cộng sản, căm Tây-Nhật
Buồng mẹ - buồng tim - giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?
Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Thiên nhiên quê tôi, tôi yêu bằng tất cả tâm hồn tôi. Mảnh đất đầy nắng và gió. Nhưng tôi yêu biết bao cái nắng gắt của khí hậu quê tôi. Tôi còn nhớ trước đây, lần đầu tiên mà tôi ở Hà Nội lâu nhất là trong một đợt tình nguyện cùng bạn bè quốc tế trong thời gian hai tuần. Hà Nội nắng nhẹ, nhưng tôi vẫn cảm thấy có chút khó chịu. Có lẽ vì tôi chưa quen! Lúc ấy tôi chỉ ước được chạy nhanh về quê, đứng một lát để tắm cái nắng gắt ấy rồi đi. Cái nắng đến “cháy da, cháy thịt” những bác nông dân đi làm đồng, nhưng đã gắn bó rồi thì chẳng ai quên được.

Các bạn có biết tôi đã hạnh phúc như thế nào khi lần đầu tiên được bạn đồng nghiệp đưa đi ngắm biển với cái tên cũng có một chữ biển: Hải Hòa (Tĩnh Gia) không. Đó không phải là một bãi biển du lịch. Thật tuyệt vời vì nó đúng với mong ước của tôi, bởi tôi không thích sự ồn ào. Không gian thoáng và rộng mênh mông, từng đợt gió ùa vào mát rượi. Tôi đã có thể hét thật to và cảm nhận âm thanh giọng nói mình trở nên bé nhỏ giữa cái không gian ấy. Và tôi được nghe cả tiếng sóng vỗ. Nó khiến tôi liên tưởng đến “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh với tất cả vẻ đẹp của nó. Đúng như vậy, sóng là sự sống của biển, là nhịp đập của biển khơi. Không khi nào sóng thôi xô bờ, cũng như tình yêu trên đời này chẳng bao giờ kết thúc.

Tôi chưa được đến nhiều nơi của đất nước mình. Nhưng tôi là một người rất dễ “Wow!” thật to khi bắt gặp đâu đó một cảnh thiên nhiên mà với tôi là đẹp và bình dị. Trong chuyến đi vào Vinh dự hội thảo cùng một cô giáo người Nhật, tôi đã không ngừng thuyết minh với cô về sự giống nhau đến kỳ lạ của cảnh vật hai bên đường đi trên con đường từ thành phố Thanh Hóa vào Vinh. Phải chăng do sự đồng điệu của tâm hồn của con người, tuy họ ở những vùng miền khác nhau nên mới có sự tương đồng ấy. Giản dị và bình yên như chính cuộc sống và tâm hồn họ vậy.

Tôi cũng đã đến với Ninh Bình trong một chuyến đi thực tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam cùng với lớp vào khoảng năm 2009. Tam Cốc - Bích Động thực sự là một vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho các bạn đấy, Ninh Bình! Tôi không nhớ rõ lắm cảm giác của mình khi đi qua các động nước tối như mực, mà qua đó chúng tôi còn phải choàng áo mưa. Chỉ biết bây giờ vẫn thấy sợ và rùng rợn với ý nghĩ nếu như mình bị mắc kẹt ở đó thì sẽ như thế nào. Nhưng đi qua mỗi động lại càng làm tôi thấy yêu hơn cái thứ ánh sáng của tự nhiên và mùi hương cây cỏ của đồi núi hai bên.

Thuyền trôi lững lờ trong không gian mênh mông của nước và bầu trời, và lòng tôi khi ấy cũng mang một cảm giác hạnh phúc mơ hồ khó tả. Vào buổi trưa, chúng tôi đến với chùa Bái Đính - bây giờ là khu tâm linh lớn nhất Đông Nam Á. Đoàn chúng tôi đã đi bộ suốt một chặng đường dài, leo lên các quả đồi nơi có các khu điện thờ, có nơi cầu thang gần như dựng đứng. Có người vì mệt quá mà không thể leo lên được. Năm đó, chùa Bái Đính vẫn đang trong thời gian được xây dựng. Nhưng chỉ với những gì đang có thôi, tôi đã hiểu vì sao những nơi ấy lại là niềm tự hào của các bạn.

Tôi cũng đã đến Hà Nội. Tôi đã lặng đi khi đứng trước Hồ Gươm mà tôi mới chỉ được biết đến trong truyền thuyết về vua Lê Lợi và trong khoảnh khắc ấy tôi đã quên đi những gì gọi là lo toan và bộn bề của cuộc sống.

Và Thanh Hóa quê tôi cũng có: Một sông Mã đã đi vào thơ ca:     

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”                                                                

Theo đó, dòng sông là chứng tích của lịch sự, là minh chứng cho sự hy sinh, mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Có lẽ tôi yêu sông Hương hơn cũng vì đọc những trang tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của bác Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và nếu như tôi yêu và tự hào về con sông quê hương ấy của ông bao nhiêu thì cũng là bấy nhiêu tình yêu và niềm tự hào tôi dành cho dòng sông Mã quê hương tôi. Nếu như sông Hương là nơi sinh thành của hai dòng nhạc cung đình và dân gian, một nét rất riêng của dòng sông, thì sông Mã cũng vang ngân những câu hò dân gian của những người dân chài.

Một thành nhà Hồ (hay còn được gọi là thành An Tôn, Tây Giai, Tây Đô hay Tây Kinh), đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là minh chứng của một triều đại lịch sử của đất nước trên mảnh đất xứ Thanh. Đó đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tất cả đều thật đẹp, thật nên thơ. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”

Và nếp sống của bà con quê tôi sẽ luôn đi theo tôi đến suốt cuộc đời. Tôi nhớ da diết mùi thơm của đậu, vị béo của dừa và vị bùi của vừng trong chiếc bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), vị cay của chiếc nem chua mà gần đây nhất mẹ mới mua cho tôi ăn trước khi tôi lại phải xa nhà đi học. Tôi yêu chúng không chỉ vì chúng thực sự rất ngon mà còn vì chúng mang đậm nét lối sống của bà con quê tôi - một nét khẩu vị mang tên Thanh Hóa. Phải gắn bó lắm, phải yêu lắm thì bà con quê tôi mới có thể làm nên được những món ăn mà ngay đến những người con của chính xứ sở đó vẫn không bao giờ thấy chán, mà trái lại, hễ xa là nhớ.

Quê hương tôi cũng bình dị như bao miền quê khác: cũng bình yên với nhịp sống thôn quê và cũng tấp nập, vội vã với mỗi bước đi của cuộc sống thành thị. Tôi mới chỉ đến một vài thành phố lớn như Hà Nội, Vinh… và cũng đã đi qua một vài nơi khác tuy không phải thành phố lớn. Nhưng dù ở đâu, tôi cũng thấy một nét năng động của nhịp sống ở những nơi ấy, cũng cảm nhận được sự gặp gỡ của thành phố quê mình với những nơi ấy. Và lại thấy nhớ quê da diết. Tôi cũng đã thấy những dòng người hối hả trên đường, những làn đường chật kín người khi giờ cao điểm. Và có lúc tôi cũng ở trong số đó! Những lúc ấy, càng thấy quý biết bao một khoảnh khắc được lặng mình giữa cái yên tĩnh và trong lành của một miền quê.

Nhắc đến thôn quê, chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng thấy thấp thoáng trong tâm trí mình hình ảnh những người nông dân lam lũ ngoài đồng ruộng, những người dân chài vất vả cực nhọc ngoài khơi xa với những chuyến đánh bắt cá. Tôi thương bà con quê tôi vất vả giữa những lo lắng đời thường, những khi phải chống chọi với thiên tai, bão lũ. Ai không xót xa khi nhìn những ruộng lúa đang vào mùa gặt bị ngã rạp vì gió và mưa bão, những gương mặt mang nặng nỗi lo của bà con quê mình? Khó khăn là thế, cực khổ là thế, nhưng chẳng ai muốn phải rời xa.

“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Đến muôn đời, tiếng gọi “quê hương” vẫn luôn gieo vào lòng mỗi người con của mình một tình yêu tha thiết. Nó như ngọn nguồn sự sống của mỗi người vậy! Khi cháy bỏng, thiết tha, khi thì âm thầm lặng lẽ. Và với tôi, qua tất cả những điều ấy, tôi muốn nói rằng: "Tôi yêu và tự hào về quê hương tôi - Thanh Hóa!".


Các câu hỏi tương tự
tút tút
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Name
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Hải Nam
Xem chi tiết
aorthaatjdaays
Xem chi tiết
aorthaatjdaays
Xem chi tiết
Ng HLinh
Xem chi tiết