Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Dinh

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ sau:

TÓC CỦA MẸ TÔI (Phan Thị Thanh Nhàn)

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dại mẹ xõa sau lưng

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ tôi tìm

Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 11 2022 lúc 21:38

Dàn bài nha:")

MB:

- Giới thiệu bài thơ trên.

Ví dụ như: Nếu liệt ra những câu thơ mà em cảm thấy cảm động nhất, có lẽ "Tóc của mẹ tôi" của Phan Thị Thanh Nhàn là bài thơ mà em nghĩ ngay đến.

TB:

- Nội dung của bài thơ trên: 

+ Hành động sấy tóc cho mẹ.

+ Nỗi day dứt, buồn bã của tác giả khi thấy tóc mẹ bạc.

- Phân tích thơ:

+ Tác giả nêu ra thời gian, hành động của mẹ "Mẹ tôi hong tóc buổi chiều". Sự tượng hình: "Quay quay bụi nước bay theo gió đồng", ta biết được thêm nơi mà mẹ tác giả và tác giả là nông thôn.

+ "Tóc dại mẹ xõa sau lưng", "Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen": tác giả nêu ra tóc của mẹ mình có cả sợi bạc lẫn sợi đen, người đau lòng vì điều đó vì sự già đi của mẹ theo thời gian.

+ "Tóc sâu của mẹ tôi tìm": chỉ đến hành động của tác giả ở thời điểm hiện tại là nhổ tóc sâu giúp mẹ.

+ "Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương": câu thơ biểu hiện nên tình yêu thương tác giả dành cho mẹ và tình thương tác giả cảm nhận được từ mẹ.

-> Tác giả không nói là lần giữa những ngọn tóc mà lại là "ấm mềm yêu thương" vừa chỉ đến sự mềm mại của tóc mẹ lại vừa chỉ đến tình mẫu tử thiêng liêng làm người ta xúc động và hiểu rõ hàm ý bên trong cụm từ ấy.

 + "Bao nhiêu sợi bạc màu sương": tác giả vừa nói đến màu tóc mẹ lại vừa nói đến sự gian lao, khổ cực của mẹ.

-> ta thấy được hành động, thời gian mẹ ra đồng vào sáng sớm vất vả lao động qua "màu sương".

+ "Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi": phép đối giữa câu trước và câu sau vừa tạo sự hài hòa mang ý nghĩa đặc biệt vừa giải đáp thêm sợi bạc của tóc mẹ từ đâu mà có.

-> tác giả cảm thấy buồn, ray rứt vì những việc mình làm mà để mẹ suy nghĩ lo âu nhiều thứ khiến tóc mẹ có màu bạc như vậy.

+ 2 câu cuối là nỗi lòng người con muốn dành cho mẹ, sự xúc động vỡ òa cảm xúc: "Con ngoan rồi đấy mẹ ơi" -> sự hối hận muộn màng đầy thành khẩn.

"Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh".

-> Sự ước ao của một đứa con cảm thấy tội lỗi và từ "xanh" ở đây không phải màu xanh mà là màu đen mang sự tươi xanh của tuổi trẻ của mẹ. 

- Nhận xét: cả một bài thơ là suy nghĩ, là cảm xúc của một đứa con ray rứt hối hận vì sự ngỗ nghịch của mình đối với mẹ.

KĐ:

- Tổng kết lại.

Ví dụ: Cả bài thơ còn là những nghệ thuật, những từ ngữ không nói trực tiếp của tác giả đã cho cảm xúc người được diễn đạt càng hay hơn, càng tinh tế hơn bao giờ. 

Thanh Dinh
6 tháng 11 2022 lúc 22:31

Nhiều người coi đây là bài thơ dành cho tuổi mới lớn. Đúng thế. Nhưng với riêng tôi, càng lớn lên, tôi lại càng thấy thích bài thơ này, bởi càng lớn lên, tôi càng ý thức rõ hơn về những lỗi lầm do sự thơ dại gây nên để mẹ phả lo buồn, tóc mẹ lại phải thêm nhiều sợi bạc.

 

        Nhưng sự hối lỗi cũng như một mầm sáng, ít khi tự nhiên khởi phát, mà phải có một điều kiện, hoàn cảnh nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài. Cái mầm sáng đó ở bài thơ này cũng xuất phát từ một việc hết sức bình thường là tìm nhổ tóc sâu cho mẹ. Những điệp ngữ "quay quay", "chiều chiều" làm cho câu thơ trở nên tự nhiên, người đọc có thể qua đó sẽ thấy được tính quy luật, vòng luân hồi của mỗi con người:

 

Mẹ tôi hong tóc chiều chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

 

        Gió đồng thật hào phóng và lòng mẹ thật cũng bao dung, độ lượng như làn gió ấy. Chỉ qua mái tóc dài, sợi đen xen lẫn sợi bạc, tác giả bài thơ đã phần nào cho ta thấy được cuộc đời bình dị, nhân hậu, vị tha của bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, đọc hết 6 câu đầu, nghĩa là quá nửa bài thơ, ta vẫn chưa thấy rõ được cái cốt lõi của toàn bài. Và rồi cái cốt lõi cũng bắt đầu hiện ra ở hai câu gần kết:

 

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi

 

        Sự so sánh theo mối tương quan chiều thuận cho ta thấy ngay một thực tế hiển nhiên: con càng ngoan thì mẹ càng vui, càng khoẻ và ngược lại! Càng gần gũi, gắn bó với mẹ, cô bé trong bài thơ càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về bổn phận làm con. Đã là phụ nữ thì ai cũng muốn tóc mãi xanh và rất sợ, rất lo đến ngày tóc bạc, dù đó chỉ là quy luật rất bình thường của đời người. Chao ôi, đến lúc này con người mới nhận ra được qui luật đó sao? Có muộn quá không? Cũng chẳng sao cả, muộn còn hơn không. Theo tôi, sự hối lỗi ở đây không muộn chút nào, tự mình ý thức được như thế là đáng yêu, đáng qúy lắm rồi. Còn đáng quý, đáng yêu hơn nữa khi cô bé bất chợt nói lên một điều ước:

 

Con ngoan rồi đây mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

 

        Điều ước thật chân thành, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, hồn nhiên. Điều ước đó, cô bé hoàn toàn dành cho mẹ. Dẫu biết không thể nào trở thành hiện thực được (trừ khi... nhuộm tóc) nhưng cô vẫn ước, bởi xưa nay ông trời cũng đã dễ cho mấy ai ước gì cũng được bao giờ! Lại nhớ ngày xưa ở Trung Quốc, có một cậu bé lúc nhỏ không nghe lời mẹ, thấy mẹ đã quá buồn phiền vì điều đó, cậu quyết tâm sửa đổi bằng cách dùng chiếc đinh đóng lên cột nhà mỗi khi mình có lỗi lầm. Số đinh đóng lên cứ ngày một ít dần, rồi cậu bé trở thành ông quan có tài có đức. Thế nhưng mỗi lần ngắm lại những dấu đinh thuở xưa, ông quan vẫn thấy rất buồn,mẹ hỏi vì sao thì người con đáp: đinh tuy đã được nhổ rồi nhưng dấu đinh vẫn còn nguyên đó, không buồn sao được! Cô bé trong bài thơ này chắc cũng biết điều ước của mình tuy không thực tế, nhưng cô không thể thay vào đó một điều ước vật chất. Ta còn bắt gặp những điều ước tương tự như:

 

Ước gì em hoá thành mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

 

trong một cuốn sách giáo khoa tiểu học. Điều thú vị ở đây chính là nhờ những điều ước kiểu không tưởng như vậy mà những bà mẹ có con ngoan đều cảm thấy như trẻ lại, khoẻ ra. Còn gì hạnh phúc hơn khi con mình sớm biết nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa để vui lòng mẹ.

 

        Xưa nay những bài thơ hay đều không nhiều lời, cũng không cần cấu tứ cầu kỳ, mà thường ngắn gọn, tự nhiên, tình cảm chân thành. "Tóc của mẹ tôi" là một bài thơ như thế.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Bích
Xem chi tiết
Lê Gia Thiện
Xem chi tiết
thongminh
Xem chi tiết
thongminh
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
thongminh
Xem chi tiết
Nguyễn Hiếu Nghĩa
Xem chi tiết
Lê Gia Thiện
Xem chi tiết
Hà Chi Đặng
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Oanh
Xem chi tiết