Ông trở về làng vào một buổi chiều có rất nhiều mây trắng. Ngôi nhà ngày xưa của gia đình ông bây giờ trông thật thảm thương: mái tranh thấp lè tè, chân vách đất đã bục nham nhở trơ ra những cọng rơm, lu nước bên cây chuối bị đứng nghiêng với cái miệng mề xanh rêu… Ông bước vào nhà. Trong nhà, hai bà cháu đang ăn cơm. Người bà ngoài tám mươi mắt loè nhoè không nhận ra con rễ. Đứa cliảu chào ông bằng tiếng chào đối với người khách lạ. Khi nghe tiếng nói hơi quen bà bỗng nhận ra là đứa con rễ đã trở về, đôi đũa rơi xuống mâm cơm từ tay bà, niềm vui ánh lên trong đôi mắt nhạt nhoà nước của bà. Trong khi đó, đứa con bỏ ra gốc ổi sau vườn ngồi một mình…
Tham khảo
Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.
Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.
Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…