HOA GIẤY
Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết… Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời…
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
Đọc và trả lời các câu hỏi:
1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào?
A. Khi trời nắng nhẹ
B. Khi trời nắng gắt
C. Khi trời nắng tàn
2. Mỗi cánh hoa giấy khác chiếc lá ở điểm nào?
A. Mỏng mảnh hơn
B. Rực rỡ sắc màu
C. Vừa mỏng mảnh hơn vừa rực rỡ sắc màu
3. Trong bài, hoa giấy có những màu sắc nào?
A. hồng, đỏ thắm, tím nhạt, da cam
B. đỏ thắm, tím nhạt, da cam
C. đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt
4. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?
A. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
B. Hoa giấy rời cành vẫn đẹp, rụng xuống vẫn tươi nguyên.
C. Trời càng nắng, hoa càng nở rực rỡ.
5. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể ?
A. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân.
B. Cây bông giấy trĩu trịt hoa.
C. Trời càng nắng, hoa càng rực rỡ.
6. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? Gạch chân dưới những hình ảnh so sánh em tìm được.
A. Một hình ảnh B. Hai hình ảnh C. Ba hình ảnh
7. Có thể thay từ giản dị trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị”, bằng từ nào dưới đây?
A. Chất phác B. Đơn giản C. Bình dị
8. Tìm trong bài:
a. 5 từ chỉ sự vật: ...........................................................................................................................................
b. 5 từ chỉ đặc điểm: .........................................................................................................................................
c. 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái: ............................................................................................................................................
9. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì?/ Con gì?) , hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? trong các câu sau:
a. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.
b. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
c. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.
d. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.
10. Em thích loài hoa nào nhất? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………
Điền từ có tiếng bắt đầu bằng"s"hoặc"x"thích hợp vào chỗ trống:
Cây thân gỗ,lá nhỏ mọc đối xứng, hoa nhỏ mọc thành từng chùm, thường có màu phớt tím có tên gọi là.
Điền từ có tiếng bắt đầu bằng ''s'' hoặc ''x'' thích hợp vào ô trống:
Cây thân gỗ, lá nhỏ mọc đối xứng, hoa nhỏ mọc thành từng chùm, thường có màu phớt tím có tên gọi là ............ .
tìm 5-7 từ chỉ màu trắng
Viết đoạn văn 10 câu nói về ngôi trường của em.
Gợi ý:
- Tên trường là gì?
- Trường nằm ở đâu?
- Các phòng học được trang trí như thế nào?
- Màu sơn của trường,lớp là màu gì?
- Sân trường,vườn trường có những loại cây,hoa nào?
- Những người trong trường như thế nào?
- Tình cảm của em dành cho ngôi trường?
Giúp mình với mình đang cần gấp viết được mình cho 1like luôn
4. Những màu sắc nào của thiên nhiên được nhắc tới trong bài thể hiện đúng tên của miền Đất Đỏ?
a. Màu đất đỏ như chu sa.
b. Màu đỏ của những chùm chôm chôm.
c. Màu đỏ của những trái dừa.
d. Màu đỏ của hoa phượng.
e. Màu đỏ của ráng chiều.
TÌM TỪ NHÂN HÓA TRONG CÂU HOA HOA CÚC ....... MÀU VÀNG THẮM
* Luyện từ và câu
1. Dựa vào các câu thơ sau hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hoá và so sánh:
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
a) Về con gà mái tơ.
b)Về con gà mái vàng.
2. Bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a) Khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, anh bộ đội đã nhớ về tuổi thơ ở quê hương.
a1. Khi nào? a2. ở đâu? a3. Làm gì?
b) Xa nhà, xa quê lâu ngày, nghe thấy một tiếng gà, anh bộ đội thấy lòng thật xao xuyến.
b1. Khi nào? b2. ở đâu b3. Làm gì?
3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau:
a) Tiếng gà gợi cho anh bộ đội nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ: ổ trứng hồng những con gà mái tơ những mùa đông sương muối bộ quần áo mới và hình ảnh người bà thân yêu.
b) Đối với anh tiếng gà nhảy ổ là tín hiệu của niềm vui của những điều tốt hạnh phúc.
* Luyện từ và câu
1. Dựa vào các câu thơ sau hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hoá và so sánh:
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
a) Về con gà mái tơ.
b)Về con gà mái vàng.
2. Bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a) Khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, anh bộ đội đã nhớ về tuổi thơ ở quê hương.
a1. Khi nào? a2. ở đâu? a3. Làm gì?
b) Xa nhà, xa quê lâu ngày, nghe thấy một tiếng gà, anh bộ đội thấy lòng thật xao xuyến.
b1. Khi nào? b2. ở đâu b3. Làm gì?
3. Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau:
a) Tiếng gà gợi cho anh bộ đội nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ: ổ trứng hồng những con gà mái tơ những mùa đông sương muối bộ quần áo mới và hình ảnh người bà thân yêu.
b) Đối với anh tiếng gà nhảy ổ là tín hiệu của niềm vui của những điều tốt hạnh phúc.