Gọi \(P\) là trọng lượng của vật.
[Phần đọc thêm] Khi treo vật vào lò xo treo thẳng đứng, độ biến dạng (độ dãn) của lò xo tỉ lệ với trọng lượng của vật theo một hệ số tỉ lệ là \(k\) (sau này lên lớp 10, em sẽ biết rõ hơn về hệ số này, người ta gọi nó là độ cứng của lò xo), tức là: \(P=kx\), với \(x\) là độ biến dạng của lò xo.
Khi treo vật \(A\) vào đầu lò xo, ta có: \(P_A=kx_A\left(1\right)\).
Khi thay thành vật \(B\), ta sẽ có: \(P_B=kx_B\left(2\right)\).
Mà theo đề bài, khối lượng vật \(B\) bằng 1/2 khối lượng vật \(A\), suy ra: \(P_B=\dfrac{1}{2}P_A\left(3\right)\).
Từ \(\left(1\right),\left(2\right),\left(3\right)\), suy ra được: \(x_B=\dfrac{1}{2}x_A=\dfrac{1}{2}\cdot0,5=0,25\left(cm\right)\).
Chiều dài của lò xo lúc này là: \(l=l_0+x_B=20+0,25=20,25\left(cm\right)\)