Vượt thác

Andy Lê

Mem à, cho mình hỏi :
1)+Thế nào là ẩn dụ cách thức,
+ hình thức,
+phẩm chất,
+chuyển đổi cảm giác
2)Thế nào là phó từ?
3)Liệt kê tất cả các truyện truyền thuyết có trong sgk 6.
4)Các mem có bài tập cơ bản hay nâng cao nào hay mấy dạng câu hỏi có khả năng liên quan tới đợt thi vào lớp chọn k? chỉ kiến thức lớp 6 thôi.
P/s : Các mem trả lời rõ ràng, có tâm nha ^^!

Eren Jeager
1 tháng 8 2017 lúc 18:07

1, ẨN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
+ Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
+)ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv.
+) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ.
+)ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình.
- Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).

2, Phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác. ...

3,
Lớp 6:
* Truyện.
- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn
Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
- truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh.
- Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thấy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, tay,
tai, mắt, miệng.

Bình luận (2)
Mai Hà Chi
1 tháng 8 2017 lúc 20:17

Câu 1 :

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

1- Ân dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

(Nguyễn Đức Mậu)

=> Về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.

2- Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động.

Ví dụ: Ăn quà nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

=> Ăn quá tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động; trồng cây tương dồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.

3- Ẩn dụ phấm chất: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đỏng về phẩm chất giừa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh năm

(Minh Huệ)

4- Ẩn dụ chuyển đối cảm giác: Là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.

Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.

=> Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. Dùng “giọng nói ngọt ngào” là án dụ chuyển đối cám giác - từ thính giác sang vị giác.

Câu 2 : Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ: đã đi, vẫn chưa thấy nó, thật tin tưởng,... (đã, vẫn, chưa, thật là phó từ).

b. Các loại phó từ

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ:

+ Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, từng, mới, sáp, sẽ, vừa,...

+ Chĩ mức độ: rất, quá, lắm, cực kì, hơi, khí, khá,...

+ Chỉ sự tiếp diễn tương tự: củng, đều, vẫn, cứ, còn,...

+ Chỉ sự phủ định: không, chẳng, chưa,...

+ Chĩ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ,...

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ:

+ Chỉ mức độ: quá, lắm,...

+ Chĩ kết quả và hướng: ra, vào, xong, rồi, đi,...

+ Chỉ khả năng: dược,...

Câu 3 :

- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
Free thêm cho e nè :

- Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh.
- Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thấy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân ,tay ,tai .mắt ,miệng .

Câu 4 : Tham khảo qua nha :

1- Ôn tập văn lớp 6

2- Bài tập ôn môn Ngữ văn lớp 6

3- Ôn tập hè - Môn ngữ văn 6 ...

Cần nữa thì cứ đăng câu hỏi lên nha ,bt sẽ giúp :))

~ Chúc bn học tốt!~

P/s : Xem sao nha , hết sức có tâm rồi đó :vv

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Andy Lê
Xem chi tiết
Andy Lê
Xem chi tiết
Andy Lê
Xem chi tiết
Andy Lê
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
TRẦN THÁI AN
Xem chi tiết
Dương Quỳnh Hoa
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Đạt Trần Quốc
Xem chi tiết