Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là bạn sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới là đam mê của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, bạn cần có: tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều bạn định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; dây: nếu là diều to bạn phải có dây to, nếu không bạn sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; hồ dán; sáo (chỉ để lắp cho diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế mà bạn hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên bạn phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ bạn nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Bạn phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thăng bằng hai bên cánh. Thanh tre này bạn nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, bạn phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đừng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là bạn đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi. Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản.
Để làm phần đầu, bạn chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Tương tự phần đuôi cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Tuy nhiên một đầu nhọn của tam giác sẽ gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì bạn mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì bạn phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Bạn phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vào đuôi của trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của bạn sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là bạn đã có một chiếc diều hình con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, bạn đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo bạn sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Nguồn gốc của trò chơi
Theo một số sử liệu ghi chép, thả diều là trò chơi được du nhập từ Trung Hoa từ 2800 năm trước. Chiếc diều đầu tiên được ghi nhận tại đây do công một người thợ mộc tên là Lỗ Ban chế tạo ra.Tuy nhiên câu chuyện từ thời Xuân Thu không đủ thuyết phục để có thể khẳng định trò chơi này bắt nguồn từ Trung Quốc bởi vì đất nước ta luôn chú trọng những món ăn tinh thần bằng hình thức các trò chơi dân gian. Có thể nói, cánh diều ra đời trên những cánh đồng lúa vừa thu hoạch, dưới các sườn núi và trên những triền đê cùng với tiếng sáo vi vu của lũ trẻ mục đồng.
Cấu tạo của chiếc diều
Cánh diều ở Việt Nam rất đa dạng: diều hộp, diều vuông, diều rồng, diều chim, diều người, diều quạ…Tùy thuộc vào từng loại diều mà cấu tạo của chúng không giống nhau.Tuy nhiên xét về cấu tạo các bộ phận làm nên diều ta có thể thấy, diều gồm ba bộ phận cơ bản: khung diều, giấy diều và dây diều.
Cách làm một chiếc diều quạ cơ bản:
Diều quạ là loại diều phổ biến nhất đối với trẻ em vì cách làm chúng khá đơn giản, chỉ qua vài bước những đứa trẻ đã có trò chơi thú vị. Diều quạ cũng tiện lợi và bay cao kể cả những ngày trời gió nhẹ.Dụng cụ làm diều: tre tươi cứng và dẻo; giấy làm diều (có thể chọn giấy màu khổ lớn, giấy báo, giấy quảng cáo…); cuộn dây nilong, hồ dán, kéo, dao gọt tre.Bước tiến hành:+ Chuẩn bị hai thanh tre dài 90cm được gọt dũa bóng và nhỏ, đảm bảo độ dẻo của tre.
+ Uốn cong hai thanh tre để tạo thành khung cánh quạ
+ Để làm đầu của quạ, ta dùng một thanh tre nhỏ dài 10cm rồi uốn cong buộc hai đầu vào trục khung sao cho tạo thành đầu nhọn.
+ Để làm đuôi diều, ta chọn thanh tre dài 25cm và buộc thành hình tam giác, một đầu nhọn của tam giác găn với thanh trục.
+ Dán giấy lên phần cánh diều sao cho các mép giấy thẳng đều.
+Riêng phần đuôi, giấy đuôi dán thả dài và chắc chắn để tránh gió làm đứt.
+ Đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre để cột dây diều, buộc hai đầu sợi dây vào hai lỗ vừa đục và lấy một đoạn dây 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước,đầu còn lại buộc vào đuôi của trục.
Cách thả diều
Địa điểm: thả diều thích hợp nhất là thả ở đồng quê, trên các triền đê, cánh đồng…nơi có những bãi đất trống không nhiều cây cao và không có đường dây điện.Thời gian: diều có thể chơi quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất vẫn là mùa xuân. Những ngày sau tết khi khí trời hanh khô, mát mẻ và những cơn gió nhẹ sẽ giúp cánh diều bay cao. Đây cũng là thời điểm mùa màng thu hoạch xong, công việc nhàn rỗi và những cánh đồng trống thích hợp cho lũ trẻ thi nhau xem diều ai bay cao nhất.Cách chơi: Nâng cánh diều theo phương ngang, đầu diều hơi chếch lên trên rồi chạy một đoạn, sau đó buông cánh diều và nắm chặt dây. Cánh diều được gió nâng lên cao dần, người chơi kéo nhẹ sợi dây để dây căng theo cánh diều. Khi diều cao ở tầm vừa ý thì giật nhẹ dây rồi buộc dây diều vào một cột cố định nếu người chơi muốn nghỉ tay ngắm diều.
Ý nghĩa của trò chơi
Thả diều là trò chơi yêu thích của trẻ em và cả người lớn bao đời nay. Sau những giờ lao động mệt nhọc,được thả hồn theo những cánh diều, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm mây trời lơ đãng là điều tuyệt vời.Trò chơi dân gian này còn đi vào các dịp lễ tế, hội hè ở một số địa phương còn tổ chức thi thả diều,làm diều để cánh diều trở nên tinh tế, xinh đẹp và thể hiện bàn tay sáng tạo của con người.Thả diều chứa đựng ý nghĩa muốn bay cao, bay xa,cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Thả diều còn mang tính giáo dục rất lớn đối với trẻ em. Từ cách làm diều, cách chọn lựa giấy, dây và cách nâng diều lên cao sẽ giúp các em học được tính kiên nhẫn, sự tinh tế, khéo léo.
Kết bài: Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, các trò chơi hiện đại thay thế dần trò chơi dân gian. Không chỉ thế,khi nhà cao tầng và những đường dây điện cao thế mọc lên, dân cư đông đúc hơn đồng nghĩa với những địa điểm thả diều thu hẹp lại. Tuy nhiên trò thả diều vẫn không bị may một trong nhân dân. Đâu đó ta vẫn thấy những cánh diều căng gió thi nhau trên bầu trời, những cánh diều nuôi giữ ước mơ kỉ niệm.
Tk:
* Thuyết minh về chiếc diều:
+ Hình dáng: rất phong phú (hình chim, cá, bướm, chuồn chuồn,…)
+ Cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Kích thước từ nhỏ đến lớn, có khi dài đến hàng mét. Có những cánh diều thường, có những cánh diều gắn sáo. Khi diều bay cao, tiếng sáo du dương trầm bổng.
+ Màu sắc rực rỡ, vui mắt.
+ Vật liệu: khung diều làm bằng tre cật hoặc chất dẻo, cánh bằng giấy bồi, lụa, ni lông.
+ Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều…
+ Cách thức chơi diều:
- Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
- Chỗ chơi: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê,… nơi không có dây điện, dây điện thoại hoặc cây cao.
- Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được.
- Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mươi năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió.
- Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.