Một con lắc lò xo có khối lượng ko đáng kể, độ cứng là k,lò xo treo thẳng đứng ,bên dưới treo vật nặng có khối lượng m.Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 16cm. kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số của con lắc lò xo. cho g= \(\pi\)2 (m/s^2)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng 250 g, dao động điều hòa dọc
theo trục Ox nằm ngang (vị trí cân bằng ở O). Ở li độ –2cm, vật nhỏ có gia tốc 8 m/s². Giá trị của k là
Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 =1N/m, k2 = 9N/m, đặt trên phương Ox gắn cố định 2 đầu.
Vật có khối lượng m = 1kg đặt ở giữa hai lò xo sao cho 2 đầu còn lại của hai lò xo chỉ vừa chạm vào vật m. Từ vị trí hai lò xo không nén không dãn, đưa vật dịch đoạn 9cm về phía lò xo thứ nhất rồi buông nhẹ. cho vật dao động. Bỏ qua mọi lực cản và ma sát, lấy π(bình)=10. Tốc độ trung bình của vật kể từ khi buông tay đến khi vật đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là bao nhiêu ?
Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m và vật nhỏ m khối lượng 150g , đang nằm yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang . Một vật nhỏ m' khối lượng 250g chuyển động dọc theo trục lò xo với tốc độ 4m/s đến va chạm mềm với vật m . Bỏ qua mọi ma sát , sau va chạm , cơ năng của hệ vật là ?
Một con lắm lò xo nằm ngang dao động tắt dần do có ma sát trượt giữa vật nhỏ với mặt bàn. Lò xo có độ cứng K=40N/m, vật nhỏ có khối lượng m= 100g. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là \(\mu\)=0,2 .Lấy g= 10(m/s2). Ban đầu giữa vật sao cho nén 5cm rồi thả nhẹ, vật dao động tắt dần. Quãng đường vật đi được từ lúc thả đến vecto gia tốc của nó đổi chiều lần 2 là:
A. 16cm B. 12.5cm C. 13cm D. 9cm
Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy \(\pi^2 =10\). Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.
A.6 Hz.
B.3 Hz.
C.12 Hz.
D.1 Hz
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật I có khối lượng M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng với biên độ A=10cm. Khi vật I qua vị trí cân bằng ta thả nhẹ vật II nhỏ hơn có khối lượng m=M/3 lên vật I. Bỏ qua ma sát với mặt phẳng ngang song song. Bi61t hai vật dính vào nhau. Biên độ dao động của hai vật sau va chạm là:
A. \(5\sqrt{3}cm\)
B. \(5\sqrt{2}cm\)
C. \(2,5\sqrt{3}cm\)
D. \(2,5\sqrt{2}cm\)