Ta không thể áp dụng định lý Fermat nhỏ ngay được vì 2013 va 2016 không là hai số nguyên tố cùng nhau. Cô gợi ý một cách để có thể áp dụng định lý Fermat nhỏ:
\(2013^{2016}=\left(-3\right)^{2016}\left(mod2016\right)=3^{2016}\left(mod2016\right)\)
\(2016=2^5.3^2.7\).
Gọi x là số dư của \(3^{2016}\)khi chia cho 2016. Ta suy ra:
.\(\hept{\begin{cases}3^{2016}=x\left(mod2^5\right)\\3^{2016}=x\left(mod3^2\right)\\3^{2016}=x\left(mod7\right)\end{cases}}\)
Nhận xét: \(3^8=1\left(mod2^5\right)\),\(3^6=1\left(mod7\right)\), \(3^{2016}=0\left(mod3^2\right)\). Do 2016 đều chia hết cho 8,6 nên:
\(\hept{\begin{cases}3^{2016}=1\left(mod2^5\right)\\3^{2016}=1\left(mod7\right)\\3^{2016}=0\left(mod3^2\right)\end{cases}}\)
Như vậy:
\(\hept{\begin{cases}x=1\left(mod2^5\right)\\x=1\left(mod7\right)\\x=0\left(mod3^2\right)\end{cases}}\)
Từ đó suy ra : \(x-1=BC\left(2^5,7\right)\).và x chia hết cho 9, x < 2016.
Từ đó ta tìm được x = 225.
Đây là trường hợp đặc biệt nên ta áp dụng cách tìm bội chung của lớp 6 nếu giả sử rơi vào trường hợp sau:
\(\hept{\begin{cases}x=5\left(mod2^5\right)\\x=6\left(mod7\right)\\x=2\left(mod3^2\right)\end{cases}}\)thì các bạn có thể áp dụng định lý số dư Trung Hoa.
áp dụng "=] chả vại còn gì, trong trường hợp quá bí" ta có:
số chia là 2016
Vì số dư nhỏ hơn số chia =2015
Xét 2015 trường hợp ta có:....
30-40 hạng tử you còn lm dc chắc 2015 trường hợp dư sức
Nếu dùng Fecma nhỏ ta tìm được số dư là 2013. Các bạn làm thế này thì sao hết rồi. Cách mình cần không áp dụng đinh/ nguyên lí nào cơ.
Cô làm lại ra kết quả là 225. Mà ước chung lớn nhất của 2013 và 2016 bằng 3 nên không thể áp dụng định lý Fermat được .
Cô giải thích thêm để các bạn hiểu : Nếu đồng dư với bội thì sẽ đồng dư với ước theo cùng số dư.
Thật vậy nếu x là bội của y và x = k (moda) suy ra x = an + k = y.z.a + k ( Do x là bội của y).