Vì chất béo A khi thuỷ phân chỉ tạo ra hai muối của axit : Đó là C 17 H 35 COONa và C 15 H 31 COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 :1. Vậy este A chứa hai gốc axit C 17 H 35 COO- và một gốc axit C 15 H 31 COO- nên cấu tạo của este A là :
Vì chất béo A khi thuỷ phân chỉ tạo ra hai muối của axit : Đó là C 17 H 35 COONa và C 15 H 31 COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 :1. Vậy este A chứa hai gốc axit C 17 H 35 COO- và một gốc axit C 15 H 31 COO- nên cấu tạo của este A là :
Chất béo tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối của axit béo (xà phòng) và glixerol (phản ứng xà phòng hóa):
a) Viết phương trình hoá học xà phòng hóa chất béo có công thức là \(\left(C_{17}H_{33}COO\right)_3C_3H_5\) ?
b) Để điều chế được 10kg xà phòng bánh loại 72% là \(C_{17}H_{33}COONa\) thì phải lấy bao nhiêu kg chất béo và bao nhiêu kg natri hiđroxit (không có sự hao phí trong sản xuất)?
Một loại chất béo có thành phần gồm (RCOO)3C3H5 và một lượng nhỏ axit béo tự do RCOOH. Để xà phòng hóa hoàn toàn 9,184 kg chất béo trên cần vừa đủ 1,24 kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg muối của các axit béo.
a) Tính m
b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết muối của các axit béo chiếm 72% khối lượng của xà phòng.
Ở nhiệt độ phòng, hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và lượng dư hiđro có tỉ khối so với H2 là 3,375. Khi cho X qua Ni đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất có trong X.
Nếu cho X qua Pd/BaSO4 đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z. Trong Z chỉ có hai chất khí là B và hiđro.
c) Viết phương trình phản ứng tạo thành B trên. Tính tỉ khối của Z so với hiđro.
d) B có thể cho phản ứng polime hóa. Viết phương trình phản ứng này.
Hợp chất B cho phản ứng với Cl2 ở 500 tạo thành C (có chứa 46,4% khối lượng Cl). C phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được D. Cho D phản ứng với nước và Cl2 thu được E (có chứa 32,1% khối lượng Cl). Sau cùng E phản ứng với dung dịch NaOH loãng thu được F.
e) Viết công thức cấu tạo của các chất từ B đến F và viết các phương trình hóa học xảy ra
Hỗn hợp X gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức C n H 2 n + 1 COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của hai axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp hai axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam hỗn hợp hai muối khan. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
X, Y, Z là các chất hữu cơ ( chứa C, H, O), mỗi chất chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi cho X, Y phản ứng với nhau tạo ra Z. Có hỗn hợp E gồm số mol bằng nhau của X, Y, Z. Nếu cho E tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được V lít khí và muối natri của X. Nếu cho E tác dụng hết với Na thì thu được 0,75V lít khí ( các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) và số mol khí bằng ½ số mol hỗn hợp E. Đốt cháy hoàn toàn 1,62 gam muối natri ở trên của X thu được 672 ml CO2 ( đktc) và 0,36 gam nước, còn lại là một chất rắn. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc thu được sản phẩm hữu cơ Y1 có tỉ khối hơi so với Y là 34/43. Đun nóng Y1 với dung dịch KMnO4/ H2SO4 được Y2 là sản phẩm hữu cơ duy nhất, không có khí thoát ra, Y2 có cấu tạo mạch cacbon thẳng và là điaxit.
(a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z, Y1 và Y2.
(b) Chia 5,6 gam hỗn hợp G gồm X, Y, Z thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất cần dùng vừa hết 9,408 lít khí oxi (đktc). Phần thứ hai phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 2M, trong hỗn hợp sau phản ứng có chứa a gam muối của X và b gam chất Y. Tính các giá trị của a và b.
Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH thu được 0,368kg glixerol và m kg hỗn hợp muối các axit béo. Hỏi khối lượng xà phòng bánh thu được là bao nhiêu? Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng
Hợp chất hữu cơ Y ( chứa C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam Y rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình thứ nhất đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, bình thứ hai đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình thứ nhất tăng 0,72 gam và bình thứ hai tăng 3,96 gam.
(a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của Y. Biết rằng Y không có phản ứng tráng bạc, Y phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng, lạnh tạo ra chất hữu cơ Y1 có khối lượng MY1 = MY +34. Cứ 1,48 gam Y phản ứng vừa hết với 20 ml dung dịch NaOH 1M và tạ ra hai muối.
(b) Hợp chất hữu cơ Z là đồng phân của Y. Viết công thức cấu tạo của Z, biết rằng 0,37 gam Z phản ứng vừa hết với 25 ml dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch tạo ra phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến hoàn toàn, thu được 1,08 gam Ag kim loại. Z chỉ phản ứng với H2/Pd, t0 theo tỉ lệ mol 1: 1.
Hỗn hợp X gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức C n H 2 n + 1 COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của hai axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp hai axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam hỗn hợp hai muối khan. Xác định công thức phân tử của axit.
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.