Trước khi tiến quân ra Bắc để đánh tan họ Trịnh và tiêu diệt quân Thanh, Quang Trung đã ra biểu dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen”
Nghĩa là gì?
A. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta
B. Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta
C. Đánh để bảo vệ nền văn hoá dân tộc ta
D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta
Từ khi Nguyễn Kim chết, ai là người đã tiếp tục sự nghiệp “phù Lê diệt Mạc”?
A. Nguyễn Hoàng
B. Nguyễn Phúc Khoát
C. Trịnh Kiểm
D. Nguyễn Phúc Ánh
Thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ gọi là
A. Bắc triều
B. Nam triều
C. Đàng Ngoài
D. Đàng Trong
Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.
2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.
3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1
B. 3, 1, 2
C. 2, 1, 3
D. 2, 3, 1
Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
Một trong những điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài là
A. Đàng Trong chỉ có chính quyền địa phương dưới sự cai quản của chúa Nguyễn
B. chưa có tổ chức cai trị quy củ và chưa có hệ thống pháp luật
C. Đàng Trong không tổ chức quy củ như Đàng Ngài
D. Đàng Trong mới thành lập nên còn rất sơ khai
Trong giai đoạn lịch sử này, tình hình nào tạo điều kiện cho chúa Trịnh lấn át quyền vua Lê
A. Thế lực vua Lê ngày càng yếu
B. Vua Lê đồng ý trao quyền lực cho chúa Trịnh
C. Họ Trịnh có công chính trong việc đánh đổ nhà Mạc
D. Nhà Lê không được quan lại và nhân dân ủng hộ như trước
Trong lực lượng “phù Lê diệt Mạc”, người đứng đầu là
A. Nguyễn Hoàng
B. Trịnh Kiểm
C. Nguyễn Kim
D. Lê Long Đĩnh
Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?
A. Nguyễn Kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Lê Chiêu Thống
D. Nguyễn Ánh