Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 29,6 gam chất rắn. Mặt khác, để hòa tan hết lượng X trên cần vừa đủ 600 ml dung dịch HCl 2M. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam hỗn hợp X trong V ml dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05g/ml) thu được dung dịch Y và 5,6 lít CO2 (đktc). Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
– Phần 1: tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối.
– Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 50,225 gam kết tủa.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
c. Tính V và m.
Nung nóng hoàn toàn 16,5 gam hỗn hợp X gồm Fe(OH)3 và Mg(OH)2, sau phản ứng thu được 12 gam chất rắn.
a)Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b) Hòa tan toàn bộ hỗn hợp X trên vào 200 gam dung dịch H2SO4. Tính nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch thu được.
Nung nóng một thời gian hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại) được m gam hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hoàn toàn với dd KOH dư thu được 10,08 lít khí đktc và có 29,52 gam chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần thứ 2 bằng dd H2SO4 đặc nóng, dư được 19,152 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch C. Cho dd C tác dụng hoàn toàn với dd NH3 dư, lấy toàn bộ lượng kết tủa tạo thành đem nung đến khối lượng không đổi thu được 65,07 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính giá trị của m.
Chia 7,72 gam hỗn hợp X gồm Fe và hai oxit kim loại MO, R2O3 thành hai phần bằng nhau. Dùng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng hòa tan hoàn toàn phần 1, thu được khí B và dung dịch D chứa 9,7 gam muối. Dẫn toàn bộ lượng khí B sinh ra qua ống đựng 1,6 gam CuO nung nóng, đến khi thu được 1,408 gam chất rắn thì đã có 80% lượng khí B tham gia phản ứng. Mặt khác, dẫn dòng khí CO dư qua phần 2 nugn nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,46 gam chất rắn. Biết rằng nguyên tử khối của M gấp 2,37 lần nguyên tử khối của R. Cho các phản ứng được thực hiện trong điều kiện không có không khí. Xác định 2 kim loại M, R và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Cho 20,16 lít khí CO phản ứng với một lượng oxit MxOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,2 gam kim loại M và hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp khí X qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra m gam kết tủa và có 6,72 lít khí thoát ra. Hòa tan hoàn toàn lượng kim loại trên trong dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 10,08 lít khí H2. Xác định công thức oxit và tính m. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Để tác dụng hết với 35,7 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al ở dạng bột, nung nóng cần vừa đủ 21,84 lít khí Cl2. Mặt khác, khi cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết thể tích các khí đó ở đktc.
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Zn, Al và Cu trong O2 dư thu được 6,06 gam hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,25M, thu được dung dịch chỉ chứa 13,485 gam hỗn hợp muối trung hòa. Tìm giá trị của m.
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.