Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mạnh=_=

Hãy chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí''ăn quả nhớ kẻ trồng cây''

Nguyễn Khánh Huyền
2 tháng 3 2022 lúc 21:21

Tham khảo:

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh

‎"ăn quả "và "trồng cây "để nói rằng khi ta ăn một trái cây thơm ngọt thì nên nhớ tới công sức của người trồng ra cây đó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên rằng khi chúng ta hưởng thụ những thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một bộ quần áo đẹp, đi trên những con đường thơm ngát hương hoa hay ngồi học trong một ngôi trường khang trang…thì phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi nước mắt của mình để tạo ra những thành quả lao động đó cho chúng ta hưởng thụ.

‎Ở mỗi gia đình, lòng biết ơn được thể hiện trong những ngày cúng lễ tổ tiên. Cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiêng liêng của người Việt. Đây là ngày con cháu tập hợp lại, thắp nén hương thơm lên bàn thờ để tỏ bày lòng thành kính, biết ơn những người có công sinh ra mình, tạo dựng nên gia đình, dòng họ mình. Nhiều nhà còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong cho ông bà và cha mẹ sống lâu và mạnh khỏe để con cháu phụng dưỡng.

‎‎Không chỉ vậy, sự biết ơn còn được thể hiện ở các lễ hội, đền chùa. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân ở nhiều nơi đều thành kính hướng về hội Đền Hùng để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng đã dựng nước, giữ nước

":-
2 tháng 3 2022 lúc 21:21

THAM KHẢO

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Gia Nhi Nguyễn Lê
2 tháng 3 2022 lúc 21:22

  Là một dân tộc luôn tôn trọng đạo lý, từ xa xưa ông cha ta luôn nhắc nhở dạy bảo con cháu phải luôn sống ân nghĩa thuỷ chung cho trọn vẹn trước sau. Truyền thống đạo đức đó đã được ông cha ta thể hiện qua những câu tục ngữ giàu hình ảnh: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

            “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì? Là khi chúng ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì phải nhớ tới công lao vun xới chăm bón của người trồng cây. Là khi ăn bát cơm thơm dẻo thì phải nhớ đến người nông dân vất vả, một nắng hai sương để làm nên hạt thóc, hạt gạo. Là khi có được cuộc sống hoà bình như ngày hôm nay thì luôn nhớ rằng bao thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ biết bao xương máu.

            Những thành quả lao động cả vật chất lẫn tinh thần mà chúng ta thừa hưởng không phải tự nhiên có được. Đó là kết quả của bao mồ hôi nước mắt thậm chí là xương máu của những lớp người đi trước đã đỏ xuống để tạo nên. Chúng ta là những người đi sau, đã thừa hưởng những thành quả lớn lao của những thế hệ đi trước, chúng ta đâu có thể lãng quên, đâu có thể vô tâm không biết đến những thành quả hôm nay từ đâu mà có. Hơn thế nữa, suốt bao năm đất nước ta phải chìm trong bóng đêm nô lệ. Ông cha ta đã phải chiến đấu trường kỳ, hy sinh biết bao xương máu để giành lại độc lập như ngày hôm nay, là phải đánh đổi bằng xương máu của biết bao người. Lớp này ngã xuống lớp khác đứng lên. Ai cũng mong muốn rằng mình hy sinh cuộc sống hiện tại để dành cho con cháu mai sau một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy chúng ta càng không thể quên được những sự hi sinh cao cả ấy.

            Nhưng nói như Bác Hồ: những thứ quý giá không thể cất giữ mãi trong rương hòm. Bởi vậy lòng biết ơn phải được thể hiện bằng hành động. Trong thực tế ngày nay, nhân dân ta đã thực hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng những việc làm cụ thể. Nhân dân ta luôn nhớ tới ngày giỗ tổ tiên. Đó là ngày mà các thành viên trong gia đình sum họp đế thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày 10-3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này, người người từ khắp mọi nơi không quản đường xa cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công khai sinh ra nước Việt Nam ta. Ngoài những ngày lễ tết, chúng ta còn có ngày thương binh liệt sĩ 27 – 7 để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ Tố quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng những mầm non cho đất nước, chúng ta có ngày 20 – 11. Ta cũng có ngày thầy thuốc Việt Nam để nhớ ơn những “lương y như từ mẫu,… Còn rất nhiều, rất nhiều những việc làm của nhân dân ta, đất nước ta thể hiện tấm lòng tôn kính và biết ơn đối với cho cội nguồn, đối với những ân nhân của mình mà chúng ta không thể kể hết được.

            Là người học sinh, để thể hiện truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ người trồng cây”, đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng thương yêu, kính trọng vì cha mẹ chính là người đã tạo ra cuộc sống cho chúng ta. Với thầy cô, chúng ta ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm học giỏi. Nếu có điều kiện, chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội kỉ niệm ngày 27 tháng 7, ngày 27 tháng 2,… Đó là những việc làm tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

            “Ăn quả nhớ người trồng cây”, câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đấn những ân nghĩa trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý, thiêng liêng rất cần có trong mỗi người. Mỗi chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý báu và mãi có giá trị, có tác dụng trong cuộc sống của chúng ta.

 


Các câu hỏi tương tự
Đoàn Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Khánh Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
Xem chi tiết
Hoài Thương
Xem chi tiết
Bossquyềnlực
Xem chi tiết
Gia như
Xem chi tiết
Gia như
Xem chi tiết
Bossquyềnlực
Xem chi tiết
Gia như
Xem chi tiết