khi hai người đó không chơi cờ vua cùng nhau
Cũng có thể là 2 người đều đầu hàng cùng 1 lúc.
khi hai người đó không chơi cờ vua cùng nhau
Cũng có thể là 2 người đều đầu hàng cùng 1 lúc.
Hai người đang chơi cờ vua. Cả hai đều thắng. Làm thế nào chuyện đó có thể xảy ra?
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
: Từ "chú" trong câu nào dưới đây là đại từ?
a/ Chú tôi có khuôn mặt chữ điền với làn da ngăm khỏe mạnh.
b/ Chú trầm ngâm rồi lặng lẽ bước đi.
c/ Bố cháu rất thích chơi cờ với chú.
d/ Cả bố và chú tôi đều thích chơi cờ.
Từ "bác" trong câu nào dưới đây là đại từ?
Bác An có gương mặt cương nghị.
Bác ấy trầm ngâm một lúc rồi lặng lẽ ra về.
Bố cháu vừa mới đến nhà bác đấy ạ.
Cả bố và bác tôi đều thích chơi cờ.
Hai câu:" Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. " liên kết với nhau bằng cách nào ?
a. Lặp từ ngữ . Đó là từ:..................................................
b. Dùng từ nối . Đó là từ :.................................................
c. Thay thế từ ngữ . Đó là từ .........................thay thế từ ........................
bạn nào làm đc mik sẽ tick đúng nha!!!
iu pạn mí wa'
Câu hỏi 4: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan quân giặc, nhuộm hồng sóng xanh ?
Vua nào thần tốc quân hành
Mùa Xuân đại phá quân Thanh tơi bời ?
Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ ?
Vua nào thảo Chiếu dời đô ?
Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn ?
Câu 3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba”
A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cả hai cách trên.
Câu 5. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
Từ “ lá ” trong câu “Ngoài vườn, cây xoài đang ra lá non.” và câu “Con người có hai lá phổi.” có quan hệ với nhau như thế nào?