Bài 1 (1.5 điểm) Cho bài ca dao :
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
a. Gạch chân dưới từ Hán Việt trong bài ca dao trên.
b. Qua bài ca dao, em hiểu câu thơ "Nghìn năm văn vật bây giờ còn đây" như thế nào?
Cho bài ca dao :
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
a. Tìm các từ Hán Việt trong bài ca dao trên. (gạch chân)
b. Tìm 4 từ ghép tổng hợp đồng nghĩa với từ “nước non” ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Đọc thầm bài văn sau:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:
Triều đại | Số khoa thi | Số tiến sĩ | Số trạng nguyên |
---|---|---|---|
Lý | 6 | 11 | 0 |
Trần | 14 | 51 | 9 |
Hồ | 2 | 12 | 0 |
Lê | 104 | 1780 | 27 |
Mạc | 21 | 484 | 11 |
Nguyễn | 38 | 558 | 0 |
Tổng cộng | 185 | 2896 | 46 |
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
(Nguyễn Hoàng)
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 4: Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 5: Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì? (1 điểm)
A. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
B. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.
C. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
D. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.
Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với các từ còn lại ? (0,5 điểm)
A. Nhỏ xíu
B. To kềnh
C. Nhỏ xinh
D. Bé xíu
Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm)
A. Chăm chỉ
B. Dũng cảm
C. Anh hùng
D. Lười biếng
Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)
Lên thác xuống ghềnh
Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)
Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5 điểm)
(Văn Miếu - Quốc Tử Giám; 82 tấm bia khắc tên tuổi; đến khoa thi năm 1779)
Ngày nay, khách vào thăm ...........còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính,...................1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442...................như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
Dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì?
Xuân của tôi - Mùa xuân Việt Bắc , mùa xuân Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh
1. Các đại từ trong câu “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày.” được dùng để:
A. xưng hô
B. thay thế
C. Nối các từ với từ
D. Cả 3 đáp án trên
2.Câu “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.” thuộc kiểu câu nào sau đây?
A. Câu kể
B. Câu cảm thán
C. Câu cầu khiến
D. Câu nghi vấn
3.Trạng ngữ của câu “Hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A. nguyên nhân
B. nơi chốn
C. thời gian
D. thời gian, nơi chốn
4.Chủ ngữ trong câu “Hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” là:
A. Lá ngoài đường (CN1); lòng tôi (CN2)
B. Lá ngoài đường (CN1); trên không (CN 2); lòng tôi (CN3)
C. Lá ngoài đường (CN1); lòng tôi lại (CN2)
D. Lòng tôi
5.Đại từ xưng hô trong các câu “- Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần.” là:
A. con, u
B. con, u, chị
C. u, chị
D. con, u, chị, Dần
Chọn những chi tiết cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ".
a. Trải những tấm lông thú trên sàn nhà để đón cô giáo.
b. Trưởng buôn đứng đón cô giáo ở giữa nhà sàn.
c. Trưởng buôn đề nghị cô giáo cho xem cái chữ.
Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thể hiện mối quan hệ gì?
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì không chịu khó học bài. c.Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ. d.Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè.
e. Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh.
g. Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất
Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thể hiện mối quan hệ gì?
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì không chịu khó học bài.
c.Tuy chúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
d.Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè.
e. Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh.
g. Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất
Viết vào chỗ trống theo yêu cầu sau:
a) Câu văn thuộc kiểu câu Ai-làm gì? Có đại từ làm chủ ngữ trong câu. Gạch dưới đại từ đó trong câu.
Giúp mình với ạ, mik đang cần gấp