a) Ta có: D đối xứng với H qua AB(gt)
nên AB là đường trung trực của DH
⇔AH=AD(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: E đối xứng với H qua AC(gt)
nên AC là đường trung trực của EH
⇔AE=AH(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Từ (1) và (2) suy ra AE=AD
Xét ΔAEH có AH=AE(cmt)
nên ΔAEH cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
mà AC là đường trung trực ứng với cạnh đáy EH
nên AC là tia phân giác của \(\widehat{EAH}\)
Xét ΔADH có AD=AH(cmt)
nên ΔADH cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
mà AB là đường trung trực ứng với cạnh đáy DH
nên AB là tia phân giác của \(\widehat{HAD}\)
Ta có: \(\widehat{EAD}=\widehat{EAH}+\widehat{DAH}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAD}=2\cdot\left(\widehat{CAH}+\widehat{BAH}\right)\)
\(\Leftrightarrow\widehat{EAD}=2\cdot90^0=180^0\)
Do đó: E,A,D thẳng hàng
mà AE=AD
nên A là trung điểm của DE