a: Ta có: ΔOED cân tại O
mà OK là đường trung tuyến
nên OK\(\perp\)ED
Vì \(\widehat{OKA}=90^0\)(OK\(\perp\)ED)
nên K nằm trên đường tròn đường kính OA(1)
Xét tứ giác OBAC có
\(\widehat{OBA}+\widehat{OCA}=90^0+90^0=180^0\)
nên OBAC là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính OA(2)
Từ (1) và (2) suy ra K,O,B,A,C cùng thuộc đường tròn đường kính OA
Xét (O) có
AB,AC là các tiếp tuyến
Do đó: AB=AC
=>A nằm trên đường trung trực của BC(3)
Ta có: OB=OC
=>O nằm trên đường trung trực của BC(4)
Từ (3) và (4) suy ra OA là đường trung trực của BC
=>OA\(\perp\)BC
b: Xét (O) có
ΔBED nội tiếp
BD là đường kính
Do đó: ΔBED vuông tại E
=>BE\(\perp\)ED tại E
=>BE\(\perp\)AD tại E
Xét ΔBAD vuông tại B có BE là đường cao
nên \(AE\cdot AD=AB^2\)
mà AB=AC
nên \(AE\cdot AD=AC^2\)
c: Xét ΔOBA vuông tại B có BH là đường cao
nên \(OH\cdot OA=OB^2=OD^2\left(5\right)\)
Xét ΔOHF vuông tại H và ΔOKA vuông tại K có
\(\widehat{HOF}\) chung
Do đó: ΔOHF đồng dạng với ΔOKA
=>\(\dfrac{OH}{OK}=\dfrac{OF}{OA}\)
=>\(OH\cdot OA=OK\cdot OF\left(6\right)\)
Từ (5) và (6) suy ra \(OK\cdot OF=OD^2\)
=>\(\dfrac{OK}{OD}=\dfrac{OD}{OF}\)
Xét ΔOKD và ΔODF có
\(\dfrac{OK}{OD}=\dfrac{OD}{OF}\)
\(\widehat{KOD}\) chung
Do đó: ΔOKD đồng dạng với ΔODF
=>\(\widehat{OKD}=\widehat{ODF}\)
mà \(\widehat{OKD}=90^0\)
nên \(\widehat{ODF}=90^0\)
=>FD là tiếp tuyến của (O)