Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TnLt

Giải chi tiết cho em nha 

Câu 1. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

A.200 g.                           B. 100 g.                           C. 50 g.                             D. 800 g.

Câu 2. Một con lắc lò xo dao động thẳng đứng. Vật có khối lượng m = 0,2 kg. Trong 20 s con lắc thực hiện được 50 dao động. Tính độ cứng của lò xo

A. 60 N/m                        B. 40 N/m                        C. 50 N/m                        D. 55 N/m

Câu 3. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng đi 4 lần thì chu kì của con lắc lò xo 

A. tăng 4 lần.                   B. tăng 16 lần.                 C. giảm 2 lần.                  D. giảm 16 lần.

Câu 4. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với tần số f. Nếu giảm biên độ dao động đi một nửa thì tần số dao động là

A. f                                    B. 2f                                  C. 0,5f                              D. 0,25f

Câu 5. Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài  của con lắc và bình phương chu kì dao động T2 của nó là

A. đường thẳng               B. đường parabol.          

C. đường elip.                 D. đường hyperbol.

Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12 cm. Dao động có biên độ

     A. 12 cm                           B. 24 cm                           C. 6 cm                             D. 3 cm.

Câu 7. Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Vật dao động trên đoạn thẳng dài

     A. 12 cm                           B. 9 cm                             C. 6 cm                             D. 3 cm.

Câu 8. Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện 2024 dao động toàn phần trong 100 s. Tần số dao động là                                 

A. 2024 Hz                           B. 0,05 Hz                        C. 100 Hz                         D. 20,24 Hz.

Câu 9. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox (vị trí cân bằng ở O) với quỹ đạo dài 8 cm và chu kì là 1s. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ -4 cm. Phương trình dao động của vật là

     A. x = 4cos(2πt + π) (cm).                                       B. x = 8cos(2πt + π) (cm).

     C. x = 4cos(2πt – 0,5π) (cm).                                  D. x = 4cos(2πt + 0,5π) (cm).

Câu 10. Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Thời gian ngắn nhất vật chuyển động từ biên này đến biên kia là

 

A. T/6                 B. T/4      C.  T/8       D. T/2 
Rái cá máu lửa
19 tháng 10 lúc 0:12

Câu 1. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

A.200 g.                           B. 100 g.                           C. 50 g.                             D. 800 g.
Giải: Áp dụng công thức \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\)
Áp dụng công thức trên ta có: \(2=2\pi\sqrt{\dfrac{0,2}{k}}\Rightarrow4=4\pi^2\dfrac{0,2}{k}\Rightarrow k=0,2\pi^2\)
Chu kì con lắc 1s ⇒ \(1=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{0,05}}\Rightarrow1=4\pi^2\dfrac{m}{0,2\pi^2}\Rightarrow\)\(m=0,05kg=50g\)

Câu 2. Một con lắc lò xo dao động thẳng đứng. Vật có khối lượng m = 0,2 kg. Trong 20 s con lắc thực hiện được 50 dao động. Tính độ cứng của lò xo

A. 60 N/m                        B. 40 N/m                        C. 50 N/m                        D. 55 N/m
Giải: 20s thực hiện 50 dao động ⇒ \(f=\dfrac{50}{20}=\dfrac{5}{2}Hz\)
Ta co': \(T=\dfrac{1}{f}=\dfrac{2}{5}\left(s\right)\)
Áp dụng công thức: \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\) co': \(\dfrac{2}{5}=2\pi.\sqrt{\dfrac{0,2}{k}}\Rightarrow\dfrac{4}{25}=4\pi^2.\dfrac{0,2}{k}\Rightarrow\) \(k=\dfrac{4\pi^2.0,2}{\dfrac{4}{25}}=5\pi^2=50\) N/m (lấy \(\pi^2=10\))

Câu 3. Trong dao động điều hòa của một con lắc lò xo, nếu giảm khối lượng của vật nặng đi 4 lần thì chu kì của con lắc lò xo 

A. tăng 4 lần.                   B. tăng 16 lần.                 C. giảm 2 lần.                  D. giảm 16 lần.
Giải: Từ công thức: \(T=2\pi\sqrt{\dfrac{m}{k}}\), ta thấy T tỉ lệ thuận với \(\sqrt{m}\)
⇒ Khi m giảm đi 4 lần thì T giảm đi \(\sqrt{4}=2\) lần.

Câu 4. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với tần số f. Nếu giảm biên độ dao động đi một nửa thì tần số dao động là

A. f                                    B. 2f                                  C. 0,5f                              D. 0,25f
Giải: Giảm biên độ dao động đi một nửa thì không ảnh hưởng gì đến tần số dao động vì tần số dao động con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động.

Câu 5. Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài  của con lắc và bình phương chu kì dao động T2 của nó là

A. đường thẳng               B. đường parabol.          

C. đường elip.                 D. đường hyperbol.
Giải: Ta có công thức: \(T=2\pi.\sqrt{\dfrac{l}{g}}\Rightarrow T^2=\dfrac{4\pi^2.l}{g}\) \(\Rightarrow l=\dfrac{gT^2}{4\pi^2}\) (dạng y = ax)
-> là đường thẳng

 

Rái cá máu lửa
19 tháng 10 lúc 0:26

Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12 cm. Dao động có biên độ

     A. 12 cm                           B. 24 cm                           C. 6 cm                             D. 3 cm.
Giải: Quỹ đạo dài 12cm ⇒ 2A = 12 ⇒ A = 6cm

Câu 7. Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Vật dao động trên đoạn thẳng dài

     A. 12 cm                           B. 9 cm                             C. 6 cm                             D. 3 cm.
Giải: A = 3cm ⇒ Quỹ đạo dài: 2A = 2.3 = 6cm

Câu 8. Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện 2024 dao động toàn phần trong 100 s. Tần số dao động là                                 

A. 2024 Hz                           B. 0,05 Hz                        C. 100 Hz                         D. 20,24 Hz.
Giải: Thực hiện 2024 dao động toàn phần trong 100s ⇒ Tần số dao động là: \(f=\dfrac{2024}{100}=20,24Hz\)

Câu 9. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox (vị trí cân bằng ở O) với quỹ đạo dài 8 cm và chu kì là 1s. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ -4 cm. Phương trình dao động của vật là

     A. x = 4cos(2πt + π) (cm).                                       B. x = 8cos(2πt + π) (cm).

     C. x = 4cos(2πt – 0,5π) (cm).                                  D. x = 4cos(2πt + 0,5π) (cm).
Giải: Quỹ đạo dài 8cm ⇒ 2A = 8 ⇒A = 4cm 
\(T=1s\Rightarrow\omega=\dfrac{2\pi}{T}=\dfrac{2\pi}{1}=2\pi\left(rad\right)\)
Tại t =0, vật có li độ -4 cm (biên âm) \(\Rightarrow\varphi=\pi\) hoặc \(\varphi=-\pi\)

Câu 10. Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Thời gian ngắn nhất vật chuyển động từ biên này đến biên kia là

A. T/6                 B. T/4      C.  T/8       D. T/2 
Giải:
Góc quét được khi vật chuyển động từ biên này đến bên kia là:\(\alpha=\pi\)
Ta có: \(\alpha=\omega.t\Rightarrow\pi=\dfrac{2\pi}{T}.t\Rightarrow t=\dfrac{\pi}{\dfrac{2\pi}{T}}=\dfrac{T}{2}\)


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Thúy Vi
Xem chi tiết
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
looooooooooooooooooooo
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết