Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và có khối lượng phân tử tăng dần. Đun nóng m gam X cần dùng 640ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các muối của glyxin, alanin và valin; trong đó muối của glyxin chiếm 32,77% về khối lượng. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,4 mol O2, thu được 4,08 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 45,34%.
B. 35,58%.
C. 39,39%.
D. 37,78%.
Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử của ba peptit không quá 12. Khi đốt cháy mỗi peptit đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam hỗn hợp X gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy m gam X cần dùng 1,35 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của m là:
A. 25,56
B. 27,75
C. 26,28
D. 27,00
Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X; pentapeptit Y; Z (C4H11O2N) và T(C8H17O4N). Đun nóng 67,74 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,1 mol metylamin; 0,15 mol ancol etylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit propionic (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin và valin là 10 : 3). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 2,9 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,385 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,55
B. 28,54
C. 28,53
D. 28,52
Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tetrapeptit X, pentapeptit Y và Z là este của α-aminoaxit có công thức phân tử C3H7O2N. Đun nóng 36,86 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa 3,84 gam ancol T và phần chất rắn gồm a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Đốt cháy hết hỗn hợp muối cần dùng 1,455 mol O2 , thu được CO2, H2O, N2 và 26,5 gam Na2CO3. Tỉ lệ a : b là
A. 8 : 9
B. 8 : 11
C. 3 : 1
D. 4 : 3
Đun nóng 56,08 gam hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 82,72 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần dùng x mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của x là
A. 2,25
B. 2,32
C. 2,52
D. 2,23
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol glyxin và 0,1 mol peptit Y mạch hở với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 67,9 gam một muối duy nhất. Số nguyên tử hiđro trong peptit Y là
A. 20
B. 14
C. 17
D. 23
Cho các peptit X, Y, Z mạch hở, đều chứa gốc Ala trong phân tử, tổng số nguyên tử oxi trong 3 phân tử peptit X, Y, Z là 9. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp A gồm X, Y,Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 2) cần vừa đủ 1,17 mol khí O2 thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,07 mol hỗn hợp B gồm X, Y, Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Giá trị của m là
A. 19,14
B. 15,40.
C. 16,66
D. 20,48
Hỗn hợp E chứa các chất hữ cơ mạch hở gồm tetrapeptit X; pentapeptit Y và Z là este của α - amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Đun nóng 36,86 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T có khối lượng 3,84 gam và phần rắn gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hết hỗn hợp muối cần dùng 1,455 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 26,5 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A. 56,16%.
B. 43,84%.
C. 25,00%.
D. 75,00%.
Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở và một este của α–amino axit, phân tử của 3 chất này có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 27,64 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol metylic và 36,22 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O, N2 và 16,96 gam Na2CO3. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,64 gam X cần dùng 1,38 mol O2. Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn hơn trong X gần nhất với
A. 20,0%.
B. 20,5%.
C. 21,0%.
D. 21,5%.