Cho các peptit X, Y, Z mạch hở, đều chứa gốc Ala trong phân tử, tổng số nguyên tử oxi trong 3 phân tử peptit X, Y, Z là 9. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp A gồm X, Y,Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 : 2) cần vừa đủ 1,17 mol khí O2 thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,07 mol hỗn hợp B gồm X, Y, Z (tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Giá trị của m là
A. 19,14
B. 15,40.
C. 16,66
D. 20,48
Chọn đáp án B.
Đipeptit mạch hở tạo từ đồng đẳng của glyxin có dạng CnHmN2O3 => Ít nhất phân tử có 3 oxi
Mà 3 phân tử X,Y,Z lại có tổng số nguyên tử oxi là 9 = 3×3 = Cả 3 chất đều là đipeptit
Vì nX : nY : nZ = 1 : 2 : 2 mà nX + nY+ nZ = 0,15 => nX = 0,03; nY = nZ = 0,06
Đặt X là Ala(Gly+xCH2); Y là Ala(Gly+yCH2) và Z là Ala(Gly+zCH2)
=> 0,03x + 0,06y + 0,06z + 0,15 = 0,33 => x + 2y + 2z = 6
Các giá trị x, y, z thuộc 0 (Gly) hoặc 1 (Ala) hoặc 3 (Val)
0,15 + (0,03 + 0,06)×3= 0,42 > 0,33 => Chỉ có 1 trong x, y, z bằng 3 hay chỉ có 1 peptit chứa Val Nếu peptit chứa Val có số mol là 0,03 => x = 3 => 2y + 2z = 3 vô lý vì 2y + 2z phải là số chẵn
=> Y hoặc Z phải chứa Val => Giả sử Z là Ala–Val (hoặc Val–Ala) => z = 3
=> x + 2y = 0 => x = y = 0 => X và Y chỉ khác cách sắp xếp như Gly-Ala và Ala-Gly
Với thí nghiệm sau, nX : nY : nZ = 3 : 2 : 2 mà nX + nY + nZ = 0,07 => nX = 0,03 và
nY = nZ = 0,02
Vì nY vẫn bằng nZ => Peptit Y hay Z chứa Val đều được