Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
An Lê

dựa vào khổ 3 trong bài nhớ rừng , hãy tả lại bộ tranh tứ bình bằng lời văn của em (10-12 câu)

Lê Phương Mai
11 tháng 1 2023 lúc 22:52

Qua bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ, em thấy ấn tượng nhất là khổ 3 của bài bởi vì nó miêu tả sinh động một bộ tranh tứ bình. Ấn tượng với bức tranh thứ nhất về vẻ đẹp đêm trăng cùng hình ảnh say sưa của con hổ. Ở bức tranh thứ nhất này, ta thấy được hình ảnh một khu vườn sâu thăm thẳm kết hợp với hình ảnh chúa sơn lâm "say mồi" đã tạo nên một khung cảnh sắc lung linh, diệu kì. Sự kết hợp này đã tạo nên cho bức tranh một khung cảnh thơ mộng, kì ảo mà đầy hài hòa giữa chúa sơn lâm và khu  rừng. Đến với bức tranh thứ hai là hình ảnh ngày mưa và sự điềm nhiên của chúa sơn lâm. Với bức tranh thứ hai này đã miêu tả được những cơn trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Điều này làm cho khung cảnh trở nên hài hòa, hiền dịu nhưng cũng có sự dữ dằn và hung bạo khi chúa sơn lâm lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh ấy. Và với bức tranh thứ bà là hình ảnh bình minh với sự uy nghi của con hổ.Sau ngày mưa sẽ là một bầu trời trong xanh đầy nắng. Cả khu rừng như được tắm mát xong đã trở nên êm dịu đi và đầy sức sống hơn với những con chim hót rộn rã khắp khu rừng. Cuối cùng là bức tranh thứ tư với hình ảnh hiều tàn cùng những sắc màu bi tráng. Bức tranh này mạnh mẽ nhưng cũng đầy bi tráng, nỗi buồn mà không dễ thấy được. Bốn bức tranh tứ bình đã nói lên suy nghĩ của chúa sơn lâm khi còn trong mình sự hùng vĩ và sự oai nghiêm. Thật là một bức tranh đẹp đẽ mà đầy sinh động !

Đoàn Trần Quỳnh Hương
11 tháng 1 2023 lúc 23:17

Bạn tham khảo nha: 

Khổ ba của bài "Nhớ rừng" đã vẽ ra trước mắt tôi những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ. Trước hết là không gian trong chốn rừng sâu tràn ngập một sắc vàng từ vầng trăng trên cao rọi tỏ. Và trong không gian ấy, tiếng suối chảy lại khiến cho khu rừng thêm phần sinh động hơn, tươi mát hơn, có sinh khí hơn. Bức tranh thứ hai là khung cảnh của những ngày mưa trắng trời, núi rừng ngập trong một màn mưa trắng xoá. Những cơn mưa trong rừng sâu như bất tận, "xoay chuyển" cả "bốn phương ngàn". Thiên nhiên, núi rừng giờ đây không còn vẻ hiền hoà, êm dịu nữa mà cũng dữ dằn, cũng đầy hung bạo, mịt mù. Màn mưa giăng khắp chốn khiến cho vạn vật chuyển mình mạnh mẽ. Bức tranh thứ ba là bức tranh về bình minh nơi rừng núi, khi mà cả khu rừng bừng tỉnh sau một đêm dài. Sau ngày mưa là một một ngày nắng toả. Cả khu rừng sau cơn mưa tắm mát, nó trở mình trở nên tươi mát hơn, tươi tắn hơn, đầy sức sống hơn. Những nhành cây, khe đá, những ngọn núi,... đều bừng lên trong tiếng chim ca rộn trời. Chúa sơn lâm xuất hiện với giấc ngủ nhưng lại là "giấc ngủ tưng bừng". Khi tiếng chim ca hót rộn rã, tiếng vạn vật vươn mình trong nắng mới thì là lúc chúa sơn lâm bước vào giấc ngủ của mình sau một đêm mưa gió thức đợi. Những âm thanh vui nhộn và không khí trong lành đã ru nó vào giấc ngủ hiền hoà. Bình minh qua, hoàng hôn ghé lại, bức tranh thứ tư mở ra là khung cảnh của hoàng hôn, khi mà một ngày dài khép lại trong ánh chiều rực rỡ. Khung cảnh buổi chiều ấy thật dữ dội biết bao nhiêu với hình ảnh "lênh láng máu sau rừng".  Gam màu đỏ rực ấy cũng khiến cho bức tranh trở nên thật sự rực rỡ, thực sự vô cùng ấn tượng. Khi bình minh, ánh mặt trời làm nhiệm vụ soi tỏ nhân gian, sự sống khắp nơi cũng vì thế mà thức dậy, vận hành. Khi mặt trời về núi, mọi sự vật cũng theo ánh nắng chìm vào trong tĩnh mịch, ngưng đọng và nghỉ ngơi. Bốn bức tranh hiện lên trong suy nghĩ, trong sự hùng vĩ của núi rừng và trong sự oai nghiêm của con hổ - vị chúa sơn lâm để lại trong lòng người đọc ấn tượng thật khó quên.


Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Lilith Vermals
Xem chi tiết
123 nhan
Xem chi tiết
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Hạnh
Xem chi tiết
miner ro
Xem chi tiết
Quỳnh Kudo
Xem chi tiết
Vũ Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
Trương Kim Lam Ngọc
Xem chi tiết