Cái này đâu phải ở box Toán đâu bạn???
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN LỚP 1
Bài: CÁC SỐ 6, 7, 8, 9, 10
(Đã nộp trên Module 2)
Dựa trên Kế hoạch bài học đã được thiết kế tại Modul 2, em xin phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá trong kế hoạch bài dạy như sau:
1. Hình thức, phương pháp:
Đây là một bài dạy kiến thức mới nên hình thức tổ chức được triển khai trực tiếp tương tác giữa thầy và trò.
Về phương pháp dạy học được sử dụng trong bài dạy bao gồm:
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp kiến tạo
- Phương phương pháp nhóm.
Với các phương pháp dạy học nêu trên được lồng ghép với nhau một cách hài hòa để tổ chức bài dạy theo hướng phát triển phẩm chât năng lực học sinh.
Ví dụ:
- Ở phần bài cũ được tổ chức dưới hình thức trò chơi nhằm tạo không khí vui vẻ, phấn chấn để giúp các em lấy tinh thần để học bài tốt.
- Ở phần khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Bước 1: Gv sử dụng phương pháp quan sát để HS quan sát
Và nhận diện 6 con ong, kết hợp với phương pháp hỏi đáp
Giáo viên hình thành số 6,…
Bước 2: Khi tìm hiểu số 7 và các số tiêp theo, GV phối hợp
phương pháp quan sát, kiến tạo và một số phương pháp
khác để HS tái hiện kiến thức từ số 6 và tìm ra số 7….
Tương tự như trên, trong suốt bài dạy, giáo viên vận dụng
linh hoạt các phương pháp nêu trên để tổ chức dạy học theo hướng pháp triển phẩm chất năng lực học sinh.
2. Công cụ kiểm tra, đánh giá.
Đối với công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh trong bài học trên, giáo viên đã sử dụng một số công cụ như sau:
- Đánh giá qua quan sát: Nhằm đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh thông qua quan sát, tri thức sự vật (con ong – Hình thành số 6), từ đó tái tạo qua sự vật khác có mức quan sát tương tự.
- Ghi chép ngắn để đánh giác học sinh thông qua quan sát các em học tập: Công cụ này giúp giáo viên có cái nhìn chi tiết đối với từng em, sự phát triển năng lực học tập được thể hiện qua từng hoạt động trong bài học.