a) Trình bày khái quát về:
- Nguồn gốc của tiếng Việt.
- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
- Viết bằng chú Hán.
- Viết bằng chữ Nôm.
- Viết bằng chữ Quốc ngữ.
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong đoan trích sau:
Ở đây phải chú ý ba khâu:
Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta (tôi không muốn dùng chữ “từ vựng”).
Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay chữ “ngữ pháp”).
Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ý sau:
a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển. b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh. c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.Dòng nào diễn đạt đúng về vai trò của tiếng Việt?
A. Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt, một dân tộc trong 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
B. Tiếng Việt được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội.
C. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt – dân tộc đa số trong 54 dân tộc của Việt Nam.
D. Tiếng Việt có lịch sử phát triển từ rất lâu đời gắn liền với nền văn minh lúa nước có nguồn gốc từ xa xưa.
Dòng nào nêu đúng các phương diện của yêu cầu sử dụng tiếng Việt?
A. Ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, chính tả.
B. Ngữ âm và chữ viết, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp, từ ngữ.
C. Chữ viết, phong cách ngôn ngữ, chính tả, ngữ âm.
D. Từ ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ.
Sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc để lại dấu ấn rõ nhất ở lĩnh vực nào?
A. Nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến khoa học bằng tiếng Việt.
B. Thơ mới và văn xuôi lãng mạn.
C. Các văn bản hành chính, ngoại giao, giáo dục.
D. Thơ văn tuyên truyền cách mạng.
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.Câu nào khái quát được vai trò của tiếng Việt thời kì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay?
A. Trong thời kì này, tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Pháp.
B. Tiếng Việt được dạy trong nhà trường tất cả các cấp.
C. Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
D. Tiếng Việt được dùng trong tất cả các văn bản hành chính, ngoại giao.