Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà
trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần."
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu
đạt chính của văn bản đó là gì?
b. Từ ví dụ sau, hãy chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có”…
c. Em hãy nêu ngắn gọn nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.
d. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu để làm rõ luận điểm:
“Văn học giúp con người biết yêu thương, chia sẻ.”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản ý nghĩa của Văn Chương
của Hoài Thanh
PTBĐ chính : Nghị Luận
b) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có”…
=> ko biết câu này lun á :D nghĩ mãi ko ra
c) Tham khảo
nguồn gốc của văn chương :
Theo Hoài Thanh, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. ... Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người…
ý nghĩa của văn chương:
Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. Đó là nội dugn chính của văn bản Ý nghĩa văn chương.
d)
Văn học giúp con người biết yêu thương, chia sẻ. Với những câu chuyện, với những mảnh đời, ta thấy được bản thân cần trân trọng hơn cuộc sống này. Những yêu thương trao đi giúp ta nhận ra cuộc đời này thiêng liêng ý nghĩa và lớn lao vô cùng. Từng lời ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao về quê hương, đất nước... cho bạn đọc thêm hiểu về thế giới lớn lao quanh mình. Văn học còn gắn với những truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích,.. ở đó, bạn đọc được là mình, được sống với bao yêu thương, cảm xúc. Đồng thời, tất cả còn khơi gợi trong ta khát khao chân lí, mơ ước tìm hiểu về cuộc sống quanh mình với những đổi thay, với những tran trở, suy tư. Trong thế giới của ta, những câu chuyện về tình cảm gia đình, những lời thơ về mẹ cha, về anh em, về tình bạn.. đã thật sự sống dậy với muôn ngàn yêu thương. Không có văn học, thế giới đâu có những rung cảm, đâu có sẻ chia, trân trọng và con người sẽ chỉ còn thờ ơ, vô cảm lạnh lùng với nhau như cỗ máy không hơn không kém mà thôi.