Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (SGK Ngữ văn 7 - tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Ghi lại một câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết được rút gọn thành phần nào?
Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong đoạn văn trên? Sử dụng phép tu từ ấy mang lại hiệu quả gì trong cách diễn đạt?
C1:Trích từ:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả:Hồ Chí Minh
C2:
Câu rút gọn:Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương, trong hòm
Rút gọn thành phần chủ ngữ
C3:
Phép liệt kê
TD:
+Làm câu văn thêm sinh động , tăng sức gợi hình gợi cảm.
+Cho thấy được tinh thần yêu nước sâu đậm của chúng ta và bổn phận,trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước.
Câu 1:
Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dan ta
Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2:
Một câu rút gọn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 3:
BPTT:
+ điệp ngữ (ở 2 câu đầu)
Hiệu quả diễn đạt: làm tăng sức diễn đạt cho câu văn qua đó thể hiện tinh thần, nhấn mạnh tinh thần yêu nước được đặt ở đâu theo ý kiến của tác giả.
+ liệt kê (ở câu cuối đoạn trích)
Hiệu quả diễn đạt: tăng giá trị cảm xúc, ý nghĩa cho câu văn đồng thời làm rõ bổn phận, những việc mà ta phải làm để thể hiện tinh thần yêu nước.