Đề 2:
“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
….
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4 Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
giải (by Nguyễn Thái Sơn)
1.
-PTBĐ chính : biểu cảm
2
-ND : bài thơ thể hiện tình cảm da diết đến mãnh liệt của tác giả về quê hương của mình , đồng thời , bài thơ còn răn dạy , khuyên nhủ chúng ta hãy nhớ đến và biết ơn quê hương vì nơi đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta , đồng thời nó còn là nơi giúp ta lớn khôn từng ngày.
3.
*Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ :''quê hương''.
-TD : nhằm nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết , máu mủ của quê hương với tác giả .
*Biện pháp nghệ thuật : So sánh: ''Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi'' ; ''Quê hương là vòng tay ấm'' ; ''Quê hương là đêm trăng tỏ.''
-TD : Biện pháp so sánh đã diễn tả được tầm quan trọng của quê hương đối với con người , đồng thời , nó còn diễn tả một quê hương đẹp một cách bình dị , đẹp một cách chân thật, mộc mạc nhưng lại mang trong mình sự gần gũi , máu thịt, thân thương.
4.
-Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt
-Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng trí óc ta để ta được trở thành một con người tốt , thành một công dân tốt
-Chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn đến quê hương của mình .
-...
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:
Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.
Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây:
Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:
Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Việt Nam quê hương ta!
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan.
(Nguyễn Đình Thi - Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải, 1958)
Câu 1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên?
Câu 2. (0,5 điểm): Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng?
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Câu 4. (1,0 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ bài thơ trên là gì? Nêu lý do chọn thông điệp đó?
Nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ trong bài thơ" Việt Nam quê hương ta " của tác giả Nguyễn Đình Thi: "Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa, lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa. Làm ơn giúp mình nha!!!
2 tác phẩm gặp lá cơm nếp và đồng giao mùa xuân đã gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về tình yêu người lính tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ hiện nay em hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Các tác phẩm văn chương giúp ta bồi đắp tình cảm, làm ta biết yêu thương con người hơn. Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em biết cảm thương cho số phận chìm nổi của những người phụ nữ xưa. Dù vậy, em vẫn trân trọng họ họ vì dù khổ sở nhưng họ vẫn trong trắng, thủy chung. Nhưng em càng căm giận chế độ phong kiến với những hủ tục vô lí đã đày đọa những người mẹ, người chị đáng kính.
1. Phát hiện trong đoạn văn trên những từ ngữ có tác dụng liên kết chưa chính xác. Giải thích vì sao em xác định như vậy.
2. Thay thế những từ chưa chính xác bằng những từ ngữ hoặc câu văn phù hợp hơn.
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.
Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”
Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi, công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa, đã có câu:
“Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”
Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.
Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.
Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:
“Uống nước nhớ nguồn”
Hay
“Ơn ai một chút chẳng quên”
Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.
Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.