Để điều chế Fe người ta dùng 16g Fe2O3 tác dụng hết vs H2 ở nhiệt độ cao. Sắt mới thu đc cho phản ứng vs dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau cùng thu đc 3l H2(đktc). Tính hiệu suất của phản ứng tạo sắt.
Giả thiết: Nhôm tác dụng với Fe3O4 chỉ tạo Al2O3 và sắt. Trộn 10,8g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,416 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80,0%
B. 90,0%
C. 70,0%
D. 60,0%
Hỗn hợp X gồm 3,92g Fe ; 16g Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau :
-Phần 1 : tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4x mol H2
-Phần 2 : phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được x mol H2
(Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn ). Giá trị của m là :
A. 5,40
B. 3,51
C. 4,05
D. 7,02
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng (đã trộn đều) thành 2 phần không bằng nhau. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy có 84 lít khí H2 bay ra. Các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%. Các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm gần nhất là
A. 186,0 gam.
B. 112,0 gam.
C. 192,2 gam.
D. 117,6 gam.
Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,02.
B. 4,05.
C. 5,40.
D. 3,51.
Dùng khí H2 để khử hoàn toàn a gam oxit sắt. Sản phẩm hơi tạo ra cho qua 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng trên cho tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của oxit sắt là
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeO
D. FeO2
Nung nóng 27,2 gam hỗn hợp gồm Al và FexOy trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thì thấy FexOy đã phản ứng hết 75%, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc) và lượng NaOH phản ứng là 6,4 gam. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và 64,72 gam muối. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, oxit sắt chỉ bị khử thành Fe. Giá trị của V là
A. 2,240
B. 3,360
C. 2,688
D. 3,136
Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được H2O
(2) Dùng Na2CO3 hoặc Ca(OH)2 để làm mất tính cứng toàn phần của nước
(3) Các kim loại Mg, Al, Cu đều đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt (III)
(4) Điện phân dung dịch gồm H2SO4 (điện cực trơ) thì pH dung dịch thu được tăng lên
(5) Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng nguội thu được H2
(6) Cho H2S tác dụng với dung dịch FeCl2 thu được kết tủa đen
(7) Cho Hg tác dụng với bột S ở nhiệt độ thường được HgS
(8) Cho CrO3 tác dụng với nước ở nhiệt độ thường được hỗn hợp axit
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 19,82 g. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H2 (đktc) thoát ra.
Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Không xác định được.