Nguyễn Kim Anh

                                                        Đề Cương Vật Lý 6 

Câu 1 : Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?

Câu 2 : Một cái đinh vít bằng đồng có ốc sắt bị kẹt chặt. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề xuất một phương án để có thể tháo ốc ra khỏi đinh vít dễ dàng ? 

Câu 3 : 1 học sinh định đổ đầy nước vào chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh . Có nên làm như vậy không ? tại sao ? 

Câu 4 : Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? 

Câu 5 : Có người gải thích quả bóng bàn bị bẹp , khi được những vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ , vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phồng lên . Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai 

Câu 6 : 1 quả cầu bằng sắt bị kẹt trong một vòng tròn bằng nhôm . Nếu ta mang nhúng cả quả cầu sắt và vòng tròn nhôm vào chậu nước nóng thì ta có lấy được quả cầu sắt ra không ? Tại sao ? 

Câu 7 : Tại sao trên đường bê tông người ta  phải đổ bê tông thành từng tấm và đặt mỗi tấm cách nhau vài centimet ? 

Câu 8 :Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra ? Lầm thế nào để tránh hiện tượng này ? 

Câu 9 : Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng , thoại tiên các em thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít , sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao ? 

Câu 10 : Bình chứa ga nấu bếp phải có vỏ dày , bền chắc. Sử dụng bình chứa ga nấu bếp không được để quá gần bếp nấu. Giải thích tại sao ? 

                                         Giúp mk với cảm ơn trước :) 

quynhvinhtieuhoc Dũng
14 tháng 3 2016 lúc 11:23

Câu 1:Vì khi ta đổ nước đầy thì lúc sôi nước sẽ tràn ra ngoài gây nguy hiểm.

Câu 4:Bởi vì khi đóng nước đầy vào chai nước ngọt thì khi gặp nhiệt độ nóng thể tích chất lỏng tăng (nước) thì nó sẽ làm vở chai nước ngọt đó.

Câu 6:Có vì khi nhúng nó vào chậu nước nóng thì vòng nhôm nở vì nhiệt (nóng) lổ vòng sẽ to hơn và ta sẽ lấy quả cầu sắt ra dễ dàng

                                                    Mình chỉ giúp được 3 câu thôi

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Anh
15 tháng 3 2016 lúc 8:23

ukm cũng cảm ơn bạn nhiều :))))

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hà Linh
15 tháng 4 2016 lúc 5:39

câu 6: ko vì khi nhúng nó vào chậu nước nóng thì cả hai thứ sẽ nở ra cho nên ta ko thể lấy quả cầu sắt ra dc

câu 7: vì khi trời nóng(mùa hè) thì  bê tông sẽ nở ra vì nhiệt nên ta phải làm thế nếu không thì khi bê tông nở ra sẽ làm chúng đè lên nhau dẽ gây tai nạn 

còn câu 1,4 mình có ý kiến như Dũng

 

Bình luận (1)
Nguyễn Lê Cát Linh
18 tháng 4 2016 lúc 14:44

câu 7: trên đường bê tông người ta phải đổ mỗi tấm bê tông cách nhau vài cm vì khi trời nắng nóng hay có xe cộ chạy qua, những tấm bê tông sẽ nóng lên và nở ra. Nếu ta để chúng quá sát nhau thì những tấm bê tông sẽ cản trở sự nở ra vì nhiệt của nhau gây ra 1 lực rất lớn làm hỏng đường bê tông. Vậy nên người ta phải đổ những tấm bê tông cách nhau vài cm để sự nở ra vì nhiệt của bê tông không bị ngăn cản

 

Bình luận (0)
AI Nguyễn
8 tháng 5 2016 lúc 15:42

2) chỉ cần hơ nóng cả ốc sắt và đinh vít là  lấy ra được rồi. Mặc dù cả hai thứ đều nở vì nhiệt nhưng đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

9) tại vì khi nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng thì bình tiếp xúc với nước trước, nóng lên, nở ra làm cho lượng chất lỏng bên trong tụt xuống, sau đó chất lỏng mới tiếp xúc với nước, nóng lên nở ra, vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên dâng lên cao hơn thui

10) ( cái này là theo quan điểm riêng của nình thui nha) nếu để bình chứa ga bếp gần bếp nấu thì khi nấu bếp, lửa trên bếp sẽ làm cho không khí gần đó nóng lên, các vật xung quanh đương nhiên cũng vì thế mà nở vì nhiệt, ga và bình chứa ga cũng nở ra nhưng vì ga là chất khí, bình là chất rắn, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên hai cái nở vì nhiệt không đều nên có thể gây ra hiện tượng nổ bình .

Bình luận (0)
nguyễn hồng hạnh
4 tháng 3 2017 lúc 19:36

c1người ta không đổ đầy ấm vì khi nước sôi, nước nở vì nhiệt nên thể tích nước sẽ tăng, hơn nữa, nước sôi thì sẽ có bọt khí từ đáy ấm nước thoát ra, làm nước trên mặt thoáng bị động mạnh, nên nước dễ bắt ra ngoài, nếu là bếp lửa thì bếp sẽ tắt ngóm, nếu là bếp điện thì giật tung người

c8 : cái này có thể là do nức quá nóng làm nc bốc hơi với mọt lượng lớn
và có thể giải thích hiện tượng của bạn theo nhiều hướng
+) hơi nước quá nhiều làm cho miệng bình to lên ( vì thường thì nó làm bằng nhựa) làm cho nắp khó vặn vào đc
+) do nnc bốc hơi với một lượng lớn khi vừa đổ nc vào bình thủy mà bạn đậy nắp vào liền thì sẽ bị bung ra ngay là do mực nước trong bình ở gần miện bình nên khi bốc hơi với 1 lượng lớn như vậy mà bạn đậy nắp lại là kìm chế thể tích ( thể tích nhỏ lại ) thì áp suất do nó gây ra sẽ rất lớn và nếu bạn vặn quá chặt mà áp suất ko làm bung ra đc thì bình thủy sẽ bị vỡ ngay lập tức.
+) biện pháp
- nấu nc sối với nhiệt độ vừa phải
- nếu nước quá nóng khi tắt bếp phải mở nắp siêu nc ra cho nhiệt độ nc hạ một chút ( cũng là để cho hiện tượng bốc hơi giảm một chút) thì sẽ ko làm bung nắp
- nếu khi chế nc vào bình thủy thì cũng nên để nc trên 10s thì hay đậy nắp lại nhé

mấy câu kia mk thấy các bn ấy lm rồi nên mk ko lm nữa

leuleuleuleuhihi

Bình luận (0)
Trần Minh An
4 tháng 3 2017 lúc 19:41

Câu 1: Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ăm vì khi đun nước nhiệt độ sẽ tăng khi đó nước sẽ nở ra gây tràn ấm.

Câu 2: Có thể làm như sau:

- Ta hơ nóng cái ốc sắt, khi đó cái ốc sắt sẽ nở ra nên cái đinh vít có thể tháo ra khỏi cái ốc sắt.

Câu 3: Không nên làm vậy vì khi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh thì nước sẽ đông đặc, khi đó thể tích sẽ tăng và chai có thể bị vỡ.

Câu 4: Người ta ko đóng chai nước ngọt thật đầy vì khi trời nóng nước sẽ nở ra chai có thể bị vỡ hoặc khi đông đặc chai cũng có thể bị vỡ.

Câu 5:

Câu 6: Không vì khi nhúng cả quả cầu sắt và vòng tròn nhôm vào chậu nước nóng thì cả hai đều nở ra nên không thể lấy quả cầu sắt ra được.

Câu 7: Vì khi thời tiết nóng thì bê tông sẽ nở ra và làm cho các tấm bê tông đẩy nhau rồi bể ra, đoạn đường sẽ bị hỏng và dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Bình luận (1)
Trần Minh An
4 tháng 3 2017 lúc 19:51

Câu 5: Ta làm các bước thí nghiệm như sau:

Bước 1: Chọc thủng quả bóng bàn

Bước 2: Làm bẹp quả bóng bàn

Bước 3: Ngâm quả bóng bàn vào chậu nước

Theo ta thấy, ta bóng bàn không phồng lên như cũ là vì khi quả bóng bàn thủng, lượng khí trong nó sẽ bay ra hết và khi làm bẹp nó thì trong quả bóng đó sẽ không còn khí nữa nên quả bóng không phồng lên được.

Vậy cách giải thích trên là sai

Bình luận (0)
Trần Minh An
4 tháng 3 2017 lúc 19:54

mình làm từ 1 - 7 rồi nha

Bình luận (0)
Ni Cự Giải
15 tháng 3 2017 lúc 10:38

mình chỉ chép chứ k có giải

Bình luận (0)
Van Le
22 tháng 3 2017 lúc 21:15

gianroigianroigianroigianroigianroigianroigianroigianroigianroigianroi

Bình luận (1)
 nguyễn thanh chúc
23 tháng 4 2017 lúc 21:05

câu 1:tại vì khi đổ ns đầy ấm lúc nước 100 độ( lúc nc sôi) thì nó sẽ tăng lượng nc lên (nhưng không nhiều) vì thế cthể khiến cho nc trong ấm bị vun trào dẽe khiến cho điện bị cháy hoặc bị giật vì tjhế k nên đổ đầy nc vào ấm...hi

Bình luận (0)
Thảo Ngân Trần
23 tháng 4 2017 lúc 23:24

Câu 1:

Vì khi đun nước, nước sẽ gặp nhiệt đun nên nở ra. Nếu ta đổ nước thật đầy ấm, nước sẽ bị tràn ra ngoài.

Câu 2:

Ta sẽ hơ nóng cái đinh vít đó, khi đó ta sẽ mở được dễ dàng.

Câu 3:

Theo em, bạn HS không nên làm như vậy. Vì khi gặp lạnh, nước trong chai sẽ co lại. Mà khi co lại thì sẽ bị ngăn cản bởi nắp chai đã đậy chặt nên sẽ gây ra một lực rất lớn, có thể làm bể chai.

Câu 4:

Vì khi chai có gặp nhiệt độ cao, chất lỏng trong chai sẽ nở ra. Nhưng khi ta đóng chai nước ngọt thật đầy thì chất lỏng sẽ không có chỗ để nở ra. Hơn nữa, nước ngọt trong chai nở ra bị ngăn cản bởi nắp chai sẽ gấy ra lực rất lớn làm bung nắp chai, có thể làm chai phát nổ.

Câu 6:

Theo mình là có, vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, nên ta có thể lấy quả cầu ra được.

Câu 7:

Vì để khi xe cộ đi qua hoặc do ảnh hưởng từ thời tiết sẽ làm những tấm bê tông nở ra, nếu đặt sát nhau quá sẽ không có chỗ để bê tông nở, do đó sẽ làm bể những tấm bê tông.

Câu 9:

Vì thoạt tiên, bình đựng chất lỏng tiếp xúc với nhiệt nên nở ra làm cho chất lỏng trong bình tụt xuống. Sau đó, mực chất lỏng mới tiếp xúc với nhiệt nên nở ra, sau đó dâng lên

Câu 10:

Vì khi để gần bếp nấu, bếp có bếp lửa nên có nhiệt làm cho gas trong bình nở ra. Khi gas trong bình nở ra quá sức chịu của vỏ nên sẽ nổ, gây cháy rất nguy hiểm.

Bình luận (0)
Quỳnh Trang
7 tháng 3 2022 lúc 21:19
Hôm nay là ngày 8/3
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
trần chu hiếu
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Chíu Nu Xíu Xiu
Xem chi tiết
trịnh Hà Hoa
Xem chi tiết
nguyễn thị phương thảo
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Kiều Bích Ngọc
Xem chi tiết
Trần ngọc Mai
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết