Đề bài: Hãy chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
*Gợi ý phần Thân Bài:
1. Giải thích
-Thanh bạch, giản dị là gì?
-Bác có lối sống thanh bạchvaf giản dị như thế nào?
2. Chứngminh
-LĐ1: Bác có cuộc sống thanh bạch, giản dị trog sinh hoạt hằng ngày.
+Qua bữa ăn
+Qua nhà ở, nơi ở
+Qua đồ dùng, trang phục
-LĐ2: Bác Hồ còn rất giản dị trong giao tiếp (chunhws minh)
3. Bàn luận chung
4. Bài học
Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bơ suối tôi vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Mình là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là một con người tài năng, kiệt suất, vì vậy Bác đã được UNESSSCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Tuy nhiên, điều mà ta cần lưu ý ở đây là sự công nhận của UNESSCO đối với Hồ Chí Minh không chỉ ở khía cạnh tài năng, bản lĩnh phi thường của một vị lãnh tụ, mà đáng quý hơn nữa đó chính là con người, lối sống giản dị, thanh bạch của Người trong cuộc sống đời thường.
Trong lịch sử của nhân loại, ta thật khó có thể tìm kiếm hay bắt gặp bất cứ một vị lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống giản dị, thanh bạch, gần gũi với tự nhiên như Bác Hồ vĩ đại của chúng ra. Sự giản dị của Bác Hồ thể hiện trước hết ở nơi ở của Bác. Thông thường, đối với một vị nguyên thủ quốc gia, nếu không ở nhà lầu thì cũng phải có xe đưa, xe đón. Nhưng không, Bác Hồ của chúng ta không như vậy, Bác không ở những tòa nhà cao tầng, không sống cuộc sống xa hoa như rất nhiều những vị lãnh tụ khác, nơi bác ở chỉ là một căn nhà sàn nhỏ. Ta có thể thấy nhà sàn là một loại nhà rất thông dụng của người dân Việt Nam, tuy nhiên, với Bác lại khác, lối sống giản dị của Bác thật khiến mọi người đều bất ngờ, cảm phục. Ngôi nhà sàn của Bác không chỉ nhỏ mà còn rất đơn sơ, vật dụng trong nhà ít ỏi đến mức ta thấy có gì đó thiếu thốn. Chỉ gồm một bàn làm việc, một chiếc ghế đơn, đây là những vật dụng mà Bác sử dụng khi giải quyết việc nước; và một chiếc giường, nơi Bác nghỉ ngơi.
Cuộc sống giản dị, thanh bạch của Bác còn được thể hiện ra trong chính hoạt động sinh hoạt hàng ngày của Bác. Bác trồng một hàng hoa râm bụt quanh ngôi nhà nhỏ của mình, vườn luôn được Bác làm sạch cỏ, mảnh ao trước nhà là nơi Bác nuôi những chú cá nhỏ. Nhìn vào cuộc sống sinh hoạt của Bác, ta khó có thể tin được đó là một vị lãnh tụ, của một nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu một nước. Không chỉ lối sống mà ngay cả trang phục hàng ngày của Bác cũng rất đỗi giản dị. Trang phục quen thuộc của Bác là một bộ quần áo kaki màu ghi, dù là giả quyết việc nước, dù là tham dự các cuộc họp quan trọng của quốc gia, hay khi Bác đi động viên dân quân kháng chiến thì Bác cũng chỉ trung thành với trang phục giản dị này. Lối sống giản dị của Bác thể hiện được một con người với nhân cách đẹp, lối sống đẹp. Dù là người đứng đầu, dù có thể có đầy đủ những thứ vật chất thông thường như các vị nguyên thủ quốc gia khác, nhưng Bác đã đều từ chối mà sống lối sống giản dị, thanh bạch như bất kì một người dân Việt Nam nào khác. Bác đi đôi dép cao su, hay còn gọi là dép lốp. Đây là loại dép được dùng phổ biến ở Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt là các chiến sĩ làm nhiệm mụ bảo vệ đất nước nơi chiến trường bởi sự phổ biến, thông dụng, dễ tìm kiếm nguyên liệu và dễ dàng chế tạo. Hình ảnh Bác Hồ trong đôi dép lốp và bộ quần áo kaki màu ghi đã bạc màu khiến cho ta liên tưởng đến người cha già dân tộc. Người cha ấy sống giản dị, thanh bạch như những ẩn sĩ khi xưa, hình ảnh giản dị ấy, con người thanh bạch ấy hiện lên thật đáng quý.
Bữa ăn hàng ngày của Bác cũng rất đơn giản, chỉ gồm có rau luộc, cà muối, cá kho…Đây là những thức ăn rất dân giã, thông dụng của người dân Việt Nam. Bác không dùng những thứ “sơn hào hải vị”, những đồ ăn ngon mà Bác dùng bữa như bất kì người dân Việt Nam nào khác. Khẩu vị ăn thanh đạm của một con người thanh bạch thật khiến ta khâm phục, kính trọng. Không chỉ dùng những thứ đồ ăn giản dị nhất, dân giã nhất mà ngay cả cơm trắng Bác cũng tiết kiệm để dành cho những đồng bào bị đói ngoài kia. Còn nhớ, nạn đói năm 1945 đã làm hàng triệu đồng bào ta chết đói. Trong bối cảnh ấy, Bác Hồ đã thay mặt Đảng, thay mặt nhà nước phát động phong trào cứu đói cho đồng bào. Và Bác cũng chính là tấm gương đi đầu, tấm gương sáng nhất của phong trào ấy.
Bữa ăn của bác vốn đã ít ỏi, để ủng hộ phong trào cứu đói, mỗi ngày Bác ủng hộ một nắm gạo. Số lượng tưởng chừng nhưu ít nhưng nếu ta biết khẩu phần ăn của Bác hàng ngày cũng chỉ có một nắm gạo, quên góp rồi mỗi bữa Bác chỉ có thể ăn một bát cơm trắng. Hiểu nhưu thế ta mới càng thêm trân trọng nhân cách của con người vĩ đại ấy. Bác Hồ là người có tấm lòng yêu thương vô bờ bến với con người Việt Nam, Bác sống thân thiết, gần gũi với nhân dân, đồng bào như những người hàng xóm thân thiết, Bác phát kẹo cho các em thiếu nhi, tặng quà cho các cụ già, trò chuyện thân tình với mọi người. Vì vậy mà hình ảnh của Bác Hồ luôn gắn liền với hình ảnh của vị cha già dân tộc. Thể hiện sự cảm phục đối với Bác, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp”. Hay nhà thơ Tố Hữu cũng thể hiện sự xúc động trước những tình cảm, công lao của Bác với dân tộc mà viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sông cả đất trời”
Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người tài giỏi, có tài năng xuất chúng. Nhờ sự tài ba, kiệt suất ấy mà đã đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bóng đen của áp bức bóc lột. Bước đến ánh sáng của hòa bình, của tự do, độc lập. Tuy nhiên, điều đáng quý ở Bác không phải chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, kiệt xuất mà còn bởi chính nhân cách cao đẹp, ở lối sống giản dị, thanh bạch của Người.