Tham khảo nhé
- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:
+ Ai Cập: sông Nin.
+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:
+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu (điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại).
+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.
Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.
- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Được hình thành trên lưu vực các con sông lớn ( VD: Trung Quốc hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang; Ấn Độ hình thành trên lưu vực sông Ấn sông Hằng...) Đát đai ở đây màu mỡ, phì nhiêu.