Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
NTDK

Con đường đi đến thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng" em suy nghĩ gì về câu nói trên và lập dàn ý

Diệu Hân
20 tháng 5 2022 lúc 19:22

Tk

 Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

animepham
20 tháng 5 2022 lúc 19:22

 tham khảo

Ý nghĩa cả câu nóiTrên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ  khát khao không thể  dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

Huỳnh Kim Ngân
20 tháng 5 2022 lúc 19:24

Tham khảo

Trong cuộc sống, không có bất cứ thứ gì tự nhiên đến với chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc, hay thành công đều như vậy. Không ai có thể đứng yên một chỗ chờ đợi thành công đến với mình. Thành công là thành quả của cả quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Giống như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng” 

Thành công là gì? Thành công là đạt được những điều mong ước, kì vọng, hoàn thành ước mơ, khát vọng về những giá trị vật chất hoặc tinh thần, là đạt được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống. Thành công là kết quả sau quãng thời gian phấn đấu, cũng có thể là mục đích của mỗi người trong cuộc đời. Còn lười biếng là thói quen, tật xấu của con người thể hiện thái độ sống, làm việc thiếu tinh thần, trì trệ, ỷ lại, không có tính chủ động. Người lười biếng là những người ngại suy nghĩ, ngại hành động, không muốn học tập, không muốn lao động, dễ dàng lùi bước trước những khó khăn, và dễ dàng từ bỏ. 

Lỗ Tấn đã gửi gắm ý nghĩa vô cùng sâu sắc qua câu nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Ông khẳng định những người lươi biếng sẽ không bao giờ có thể thành công, con đường dẫn đến thành công - những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc không có dấu chân người lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng nỗ lực, không dựa vào chính mình. 

Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và khó nhọc hơn thế. Nó không bao giờ trải đầy hoa tươi mà ẩn chứa biết bao gian khổ. Không ai có thể dễ dàng thành công mà không phải đổ mồ hôi, công sức, thậm chí chịu đựng những hi sinh, thất bại. Trong suốt quá trình đó, con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gieo mạ rồi cấy lúa, chăm sóc cây lúa đến khi trổ bông. Thóc sẽ chẳng bao giờ tự nảy mầm thành mạ non nếu không có bàn tay người nông dân gieo trồng, lúa cũng sẽ chẳng bao giờ nảy ra hạt thóc nếu để mặc nó lớn lên cùng đất trời. Thóc chín rồi cũng sẽ không tự biến thành hạt gạo trắng ngần. Học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, muốn khẳng định bản thân cũng phải nỗ lực vươn lên không ngừng, học tập tri thức, rèn luyện đạo đức mới có thể đạt được ý nguyện. 

Trong lịch sử văn minh dân tộc và nhân loại, có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ cần cù được lưu danh từ thời đại này sang thời đại khác. Nhà bác học Ê – đi – sơn phải hơn 10.000 lần thất bại mới chế tạo thành công dây tóc bóng đèn, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký với đôi tay tật nguyền đã phải cố gắng nỗ lực bao nhiêu để vượt qua khó khăn, trở thành người thầy mà bao thế hệ kính phục. Họ đều là những người thành công trong cuộc sống và là những minh chứng cho sự kiên trì, chăm chỉ mới có thể thành công.

Nếu lười biếng, ỷ lại, sống mà không dựa vào chính mình, không những chúng ta không thể thành công mà còn sớm bị đào thải khỏi xã hội. Cha mẹ, thầy cô không thể mãi mãi ở bên, làm chỗ dựa cho mỗi cá nhân suốt cuộc đời, lười biếng đồng nghĩa với ngại nghĩ, ngại làm. Người lười biếng sẽ trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vào người khác, vào xã hội, dần dần trở nên bần cùng và đi đến nhiều thói hư tật xấu khác.

Thành công sẽ không bao giờ đến nếu bạn còn lười biếng, ỷ lại giống như một bài toán khó sẽ mãi mãi không có đáp án nếu bạn không cố gắng tìm cách giải. Đặc biệt, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học hỏi, chăm chỉ, chủ động đương đầu với khó khăn, thử thách để rèn luyện ý chí, bản lĩnh. Chăm chỉ đồng thời cũng cần sáng tạo và đam mê hết mình, tránh những thói hư tật xấu, thành công nhất định sẽ đến.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng 

I. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề

Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

II. Thân bài

1. Giải thích

Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…

Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động … → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.

→ Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

2. Bàn luận

Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công

Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.

Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động,…)

Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.

Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nỗ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.

 

Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.

3. Bài học về nhận thức và hành động

Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.

Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…

III. Kết bài

Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.

Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.

Yến Cao
20 tháng 5 2022 lúc 19:30

Trên con đường của kẻ lười biếng đếch có đứa nào thành công


Các câu hỏi tương tự
binh pham
Xem chi tiết
Cô Gái Mùa Đông
Xem chi tiết
fgjlllk
Xem chi tiết
Đào Lynh
Xem chi tiết
Anh Dũng Chu
Xem chi tiết
Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Anh Dũng Chu
Xem chi tiết
Duy Lê Trịnh
Xem chi tiết
Tuyền Ngọc
Xem chi tiết