Câu 1. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 2. Loại mô nào trong cơ thể thực hiện chức năng nâng đỡ, kết nối các cơ quan với nhau?
A. mô biểu bì | C. mô liên kết |
B. mô cơ | D. mô thần kinh |
Câu 3. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể ?
A. Mọi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có cấu tạo từ tế bào
B. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt đầu từ hoạt động sống của TB
C. Tế bào hoạt động thì cơ thể mới tồn tại
D. Cả A và B đều đúng
Câu 4. Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già là do
A. Quá trình xương được tạo thành nhanh hơn bị phân hủy.
B. Tỉ lệ cốt giao giảm đi rõ rệt.
C. Tỉ lệ cốt giao tăng lên
D. Tỉ lệ sụn tăng lên.
Câu 5: Để chống cong vẹo cột sống, người ta cần làm gì?
A. Không nên mang vác quá nặng
B. Không mang vác một bên liên tục
C. Khi ngồi phải ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo
D. Cả A, B và C.
Câu 6. Sự thực bào là:
A. Các bạch cầu đánh và tiêu hủy vi khuẩn. |
B. Các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. |
C. Các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn bị chết đói. |
D. Các bạch cầu tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. |
Câu 7. Người có nhóm máu AB cho được người có nhóm máu nào?
A. Nhóm máu O. | C. Nhóm máu A, AB, B,O |
B. Nhóm máu B, A, AB | D. Nhóm máu AB |
Câu 8. Máu gồm các thành phần:
A. Tế bào máu, nguyên sinh chất | C. Huyết tương, tế bào máu |
B. Huyết tương, lipit | D. Nguyên sinh chất ,hồng cầu |
Câu 9. Trong mỗi chu kì tim, tâm nhĩ làm việc và nghỉ ngơi như sau:
A. Làm việc 0,1 giây nghỉ 0,7 giây | C. Làm việc 0,4 giây nghỉ 0,4 giây |
B. Làm việc 0,3giây nghỉ 0,5 giây | D. Làm việc 0,5 giây nghỉ 0,3 giây |
Câu 10. Một người bị lên sởi, sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa. Vì:
A. Vì bệnh đó đã được chữa khỏi hẳn. |
B. Vì sau khi khỏi bệnh trong máu đã có sẵn kháng thể giúp cơ thể miễn dịch bệnh sởi. |
C. Vì đã có bạch cầu bắt và nuốt vi khuẩn |
D. Vì không tìm thấy virut sởi trong cơ thể người bệnh nữa. |
Câu 11. Các giai đoạn của hô hấp ở người bao gồm:
A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. | |
B. Sự thở, trao đổi khí ở tế bào | | |
| | | |
C. . Sự thở, trao đổi khí tại mạch máu ở tim.
D. Sự thở, trao đổi khí ở mạch máu các cơ quan.
Câu 12. Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của hoạt động hô hấp:
A. Loại bỏ CO2 ra khỏi cơ thể | C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào |
B. Cung cấp ôxi cho tế bào | D. Giúp tế bào và cơ thể tránh bị đầu độc bởi khí CO2 |
Câu 13. Khi gặp nạn nhân bị chết đuối ta làm như thế nào?
A. Tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện.
B. Cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược vừa chạy
C. Phải khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc.
D. Thực hiện hô hấp nhân tạo ngay.
Câu 14. Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên đường về tim:
A. Tiết dịch tiêu hóa để giữ ổn định thành phần các chất dinh dưỡng |
B. Tiết dịch tụy để điều hòa lượng thành phần dinh dưỡng trong máu. |
C. Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng, khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng |
Câu 15. Những biến đổi vật lí của thức ăn trong khoang miệng là:
A. Cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn, tiết nước bọt. |
B. Nghiền thức ăn, biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozo. |
C. Cắn, xé, nhai, nghiền, đảo trộn, tạo viên thức ăn, tiết nước bọt. D. Đảo trộn thức ăn, biến đổi Protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn. |