Hai quả cân giống nhau bằng kim loại có khối lượng m=100g. Để đo nhiệt dung riêng c của mỗi quả cân người ta thực hiện như sau:
Dùng hai bình nhiệt lượng kế A và B giống nhau, mỗi bình có khối lượng m0, nhiệt dung riêng c0. Đổ vào bình A một lượng nước mA=100g và đổ vào bình B 1 lượng nước mB=200g. Ban đầu nhiệt độ mỗi bình là t0=30oC, nhiệt độ quả cân là t=100oC. Thả vào mỗi bình một quả cân. Khi nhiệt độ cân bằng nhiệt độ trong bình A là tA= 35,9oC và bình B là tB= 33,4oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt từ bình ra xung quanh, mà cnước= 4200J/kg.K
a. Tìm c
b. quả cân được chế tạo từ 1 hợp kim từ đồng và nhôm. biết cCu=380 J/kg.K và cAl= 880 J/kg.K. Tìm tỉ số giữa khối lượng của đồng trong quả cân với khối lượng của quả cân. Cho rằng hợp kim không làm thay đổi nhiệt dung riêng của từng kim loại trong hợp kim.
Xét một cơ hệ như hình vẽ. Cho rằng m1 = 5 (kg), m2 = 3 (kg) và AB = 20 (cm). Xem như khối lượng thanh OB, khối lượng dây và khối lượng ròng rọc đều bằng 0, dây không giãn. Xác định chiều dài OB để thanh cân bằng ngang.
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây.
A. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
B. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu
C. Các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu
D. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở các dây dẫn có những đặc điểm nào ?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng nột vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau
D. Các dây dẫn này phải được làm cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau
Cho 1 cốc nước, 1 cốc chất lỏng không hòa tan trong nước, 1 ống thủy tinh hình chữ U, 1 thước đo chiều dài. Hãy trình bày phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của chất lỏng
Bài 1: Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết?
Bài 2: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, hãy nêu phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra được pin còn điện hay không?
Người ta thả 1kg nước đá ở nhiệt độ - 300C vào một bình chứa 3kg nước ở nhiệt độ 480C.
a. Xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt.
b. Sau đó người ta thả vào bình một cục nước đá khác ở 00C gồm một mẩu chì ở giữa có khối lượng 10 gam và M gam nước đá bao quanh mẩu chì. Khối lượng M của cục nước đá đó phải tối thiểu bằng bao nhiêu để mẩu chì không bị chìm.
Cho cđá = 2100J/kg.K; cn = 4200J/kg.K; cchì = 130J/kg.K; đá = 3,4.105J/kg; Dđá = 900kg/m3; Dn = 1000kg/m3; Dchì = 11500kg/m3. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình và môi trường.
4.Đặt một vật sáng AB cao 2cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm,điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 40cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB và nêu tính chất của ảnh.
b. Xác định vị trí và chiều cao của ảnh A’B’.
c. phải dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính một đoạn thẳng bao nhiêu cm để thu được ảnh A'B' là ảnh thật lớn gấp 2 lần vật.