TK:
Trong bữa cơm chiều của gia đình, em đang ngồi ăn rất bình thường thì cậu em trai cứ tiến đến phá.Nó chỉ kém em hai tuổi nhưng lại rất trẻ con và quậy phá. Bữa đến nó không chịu ăn lại còn tới nhõng nhẽo với em rằng phải làm cái này cái kia cho nó. Em đang buồn vì bài toán vừa rồi làm không được tốt thì cái việc làm của nó khiến cho em khó chịu vô cùng. Em không trả lời những câu hỏi của nó nên nó tức giận và ném vào người em một cái ô tô đồ chơi nhỏ. Thật sự thì em cũng không đau là mấy nhưng em cảm thấy rất bực mình nên em chạy lại đánh cậu em trai một cái vào lưng thật đau. Cái đấy ấy vừa là chút giận vừa giận cá chém thớt.
Nó khóc thét lên, mũi dãi chảy ròng ròng, trông nó khóc em lại hối hận vì đánh nó quá đau. Em vừa hối hận lại vừa lo sợ. Bố em đang ăn cơm bỗng đứng phắt dậy, mắt trợn lên vừa ngạc nhiên lại vừa bực mình. Bố cầm lấy chiếc đũa đang ăn dở và chạy đến đánh vào tay em vài cái. Em không dám nhìn vào bàn tay mình, nơi những chiếc đũa đang đánh từng nhịp một cách tê tái. Em cũng không dám nhìn vào đôi mắt giận dữ của bố, em chỉ biết cúi gầm. Trong lúc bố đánh em thì mẹ chạy đến ôm thằng em trai em vào lòng vỗ về, an ủi. Tự dưng trong lòng em thấy tủi thân vô cùng. Bữa cơm chiều hôm ấy vì hai chị em em mà tan tành, bố chẳng muốn ăn nữa vì bực mình. Mẹ cũng chán mà dọn đi. Em cũng nhịn đói luôn. Bữa nay cuối tuần cứ tưởng cả nhà được khoảng thời gian nghỉ ngơi vui vẻ bên nhau nhưng không ngờ lại thành ra như thế,
Đó là lần đầu tiên em thấy bố mẹ em giận dữ như thế, mẹ không đánh em nhưng mẹ cũng không mắng không nói với em nửa lời nào. Thằng em trai nhìn em bằng ánh mắt đầy sợ hãi. Em thấy hối hận vô cùng.
tk
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
TK#
Bố em công tác xa tận trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nên theo thường lệ chiều thứ bảy cuối tháng là dịp Đềgia đình em đoàn tụ. Thường thường, bữa cơm diễn ra trong không khí ấm cúng và thân thiết. Mọi người cùng san sẻ những chuyện vui buồn hằng ngày và tìm 'thấy dưới mái ấm gia đình một nguồn động viên an ủi rất lớn. Vậy mà trong bữa cơm chiều thứ bảy tuần qua, em đã có một hành động sai trái khiến cho cả nhà phải buồn lòng.
Chuyện là thế này:
Biết chắc là bố em sẽ về nên từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã xách làn đi chợ, mua thịt cá, rau củ và trái cây Đềchuẩn bị cho bữa cơm chiều. Mẹ không quên mua một bó hồng nhung, thứ hoa mà bố em rất thích, ông nội soạn sẵn bàn cờ tướng Đềđấu vài ván với bố em.
Tan học về, em thấy bàn ăn đã được bày biện tươm tất, sẵn sàng. Toàn là những món cả nhà ưa thích: đĩa gà luộc vàng ươm có rắc lá chanh non thái chỉ, bát canh măng nấu nấm, đĩa xúp lơ xào lòng và hấp dẫn nhất là món cá chép rán giòn, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm.
Mẹ nhắc em tắm rửa rồi ra ăn cơm. Em lí nhí đáp: “Vâng ạ! ” rồi cứ ngồi lì trong phòng ngủ; lòng buồn bực vì điểm 3 môn Toán hồi chiều. Cũng tại em hấp tấp, chủ quan nên mới ra nông nỗi.
- Cháu Hùng đâu rồi?
- Hùng ơi! Tắm nhanh lên con! Đừng Đềcả nhà chờ!
Tiếng ông, tiếng bố thúc giục. Em vẫn ngồi im lặng, vừa xấu hổ, vừa bối rối. Có nên cho cả nhà biết hay không? Nếu giấu thì liệu giấu được đến bao giờ?
Có lẽ sốt ruột nên bố em đã vào tìm. Thấy em cúi mặt thẫn thờ, bố vội hỏi:
- Con mệt hả Hùng? Sao không ra ăn cơm?
Em đáp qua loa cho xong chuyện:
- Vâng! Con mệt! Cả nhà cứ ăn cơm trước đi! Con không muốn ăn!
Bô' đặt tay lên trán em và nói:
- Trán con vẫn mát. Con có đau ốm gì đâu? Chắc lại xảy ra chuyện gì phải không? Nói cho bố nghe nào!
Em vẫn khăng khăng:
- Chẳng có chuyện gì đâu bố ạ! Con không thấy đói!
Ông bà và mẹ cũng lo lắng, hỏi han. Còn em thì...
Bữa cơm mất vui. Mọi người tỏ ra khó hiểu trước thái độ không bình thường của em. Em biết mình có lỗi nhưng không thể nói lên lời. Em giận và tự trách mình lười học, bất nhã đã làm cho buổi sum họp của gia đình mất vui. Có lẽ đến sáng mai, em sẽ thú thật với ông bà, cha mẹ. Với lòng khoan dung, độ lượng, chắc mọi người sẽ tha thứ cho em.
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.