Có bao nhiêu phát biểu sau đúng với sản phẩm chuyên môn hoá của Duyên hải Nam Trung Bộ?
1) Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).
2) Cây công nghiệp lâu năm (dừa).
3) Lúa; bò thịt, lợn.
4) Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với sản phẩm chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Lúa, lúa có chất lượng cao.
2) Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói); cây ăn quả nhiệt đới.
3) Thuỷ sản (đặc biệt là tôm).
4) Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu đúng về chuyên môn hoá sản xuất của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1) Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...).
2) Đậu tương, lạc, thuốc lá.
3) Cây ăn quả, cây dược liệu.
4) Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
1) Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
2) Mở rộng diện tích có kế hoạch, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi.
3) Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp.
4) Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?
1) Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
2) Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn.
3) Nâng cao năng suất và sản lượng của các loại cây trồng.
4) Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta?
1) Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn nhiều cây công nghiệp hàng năm.
2) Giá trị sản xuất của cây lương thực lớn đứng đầu trong các loại cây.
3) Sản lượng thịt lợn đứng đầu trong các loại sản phẩm thịt.
4) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp thấp nhất
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về những hoạt động kinh tế của con người gắn với việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2) Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
3) Kết hợp cây ăn quả với nuôi trồng thuỷ sản.
4) Kết hợp cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các ý kiến sau về điều kiện kinh tế - xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1) Mật độ dân tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
2) Ở trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
3) Ở vùng núi có nhiều thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
4) Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đông đảo và ngày càng được đào tạo nhiều hơn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miên núi Bắc Bộ?
1. Rét đậm, rét hại, sương muối.
2. Thiếu nước về mùa đông.
3. Giống cây trồng không thích nghi.
4. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4