Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất của Đông Nam Bộ?
1) Các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều).
2) Cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương).
3) Nuôi trồng thuỷ sản.
4) Bò sữa, gia cầm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đúng với sản phẩm chuyên môn hoá của Duyên hải Nam Trung Bộ?
1) Cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá).
2) Cây công nghiệp lâu năm (dừa).
3) Lúa; bò thịt, lợn.
4) Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về những hoạt động kinh tế của con người gắn với việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2) Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
3) Kết hợp cây ăn quả với nuôi trồng thuỷ sản.
4) Kết hợp cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
1) Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
2) Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
3) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
4) Mỗi năm có thể làm 2 - 3 vụ lúa trên khắp diện tích của đồng bằng, là tăng sản lượng lúa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?
1) Đất phù sa chiếm diện tích rộng để hình thành vùng lúa chuyên canh quy mô lớn.
2) Khí hậu thể hiện tính chất cận xích đạo: tổng số giờ nắng cao, chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, thích hợp với cây lúa nước.
3) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang nước đến khắp nơi trong đồng bằng.
4) Mỗi năm có thể làm 2 - 3 vụ lúa trên khắp diện tích của đồng bằng, là tăng sản lượng lúa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1. Có một số đồng bằng, trong đó có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ để trông cây lương thực.
2. Có các ngành kinh tế biển phát triển, đặc biệt nghề cá biển để tăng khẩu phần cá và thuỷ sản khác trong bữa ăn.
3. Có các sản phấm là thế mạnh của vùng để trao đổi lấy lương thực từ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
4. Có hệ thống công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển rộng rãi trong vùng để làm gia tăng giá trị của lương thực, thực phẩm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long nuôi cả bò, lợn, vịt; trồng cả mía, lúa, dừa, cây ăn quả; phát triển cả công nghiệp chế biến nông sản?
A. Trà Vinh.
B. Sóc Trăng.
C. Bến Tre.
D. Tiền Giang.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về chuyên môn hoá sản xuất của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1) Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...).
2) Đậu tương, lạc, thuốc lá.
3) Cây ăn quả, cây dược liệu.
4) Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đọc bảng 25.2 (SGK) theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này